Đánh giá độ sẵn sàng Chuyển đổi số - Công ty Phần mềm Digiwinsoft | Digiwin Software (Vietnam)
Chat hỗ trợ
Chat ngay

Đánh giá độ sẵn sàng Chuyển đổi số – Công ty Phần mềm Digiwinsoft

Chuyển đổi số Doanh nghiệp Xây dựng bản đồ kế hoạch chi tiết cho bạn | DIGIWIN

Đang phân tích dữ liệu, vui lòng chờ trong giây lát

X

Cảm ơn ý kiến của bạn

Hoan nghênh bạn tiếp tục trở lại đánh giá
Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ
Vui lòng liên hệ ngay số hotline 0914-702-138
xin cảm ơn

鼎捷软件

Bạn đã hoàn thành 0% (0/21)Xem lại câu trả lời

TIẾN ĐẾNSẢN XUẤT THÔNG MINH
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CHO BẠN

Bảng đánh giá này nhằm mục đích đo lường mức độ thông minh hóa của doanh nghiệp trong ngành nghề, các điểm số khác nhau lần lượt tương ứng với các mức độ: thao tác thủ công, bán tự động, toàn tự động và thông minh hóa trong các mắt xích sản xuất. Nó không đơn thuần là công cụ hỗ trợ đánh giá doanh nghiệp đang trong giai đoạn nào của sản xuất thông minh, mà còn cho thấy tính khả thi giữa việc tích hợp tự động hóa với Internet, là cơ sở cho doanh nghiệp thực hiện kế hoạch chuyển đổi số với lộ trình cải thiện phù hợp, giúp doanh nghiệp xây dựng một nhà máy thông minh phù hợp với đặc tính ngành nghề, bằng những bước đi vững vàng và hiệu quả nhất!

Bắt đầu đánh giá

Vui lòng lựa chọn ngành nghề để so sánh độ sẵn sàng của Quý công ty với mức bình quân thị trường

Khác, vui lòng cho biết cụ thể:

1. Quý công ty nhận đơn hàng bằng cách nào?Có sử dụng nền tảng EDI, Thương mại điện tử/ nền tảng phân phối không?

(EDI: Electronic Data Interchange, trao đổi dữ liệu điện tử EC: E-commerce: thương mại điện tử)

  1. L1:Nhập thủ công (từng đơn) vào hệ thống hoặc không dùng hệ thống.
  2. L1.5:Có dùng hệ thống, có thể nhập dữ liệu tự động hàng loạt.
  3. L2:Nhận đơn tự động từ nền tảng thương mại điện tử/nền tảng phân phối, nhập hàng loạt hoặc nhập bằng EDI/ EC.
  4. L2.5:Tự động import, nhưng không thể gợi ý số lượng đơn hàng có thể nhận.
  5. L3:Trên cơ sở L2, hệ thống sẽ gợi ý thông tin hỗ trợ ra quyết sách như: lượng đơn có thể nhận, ngày giao hàng…
  6. L4:Tự động nhận đơn và đưa ra phán đoán, phản hồi ngày cam kết giao hàng.

2. Kế hoạch sản xuất/ điều độ sản xuất của Quý công ty thực hiện như thế nào?Có chạy MRP/LRP không, kế hoạch sản xuất mỗi ngày được sắp xếp bằng cách nào?

(MRP: Material Requirement Planning, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.
LRP: Lot Requirement Planning, hoạch định nhu cầu sản xuất theo lô.)

  1. L1:Không có MRP/LRP, xếp lịch sản xuất trên Excel.
  2. L1.5:Chạy MRP, nhưng không điều độ sản xuất
  3. L2:Chạy MRP/LRP trước, sau đó điều chỉnh thủ công trình tự sản xuất.
  4. L2.5:Có chạy MRP, không cần điều chỉnh trình tự thủ công.
  5. L3:Sử dụng APS để hỗ trợ điều độ sản xuất.

    (APS: Advanced Planning and Scheduling, lập kế hoạch và điều phối nâng cao)

  6. L4:APS kết hợp MES và BI để sắp xếp thứ tự sản xuất tối ưu một cách thông minh, xem xét đến tỉ lệ vận hành, lợi nhuận cao nhất, ít tốn kém nhất, thời gian thực hiện nhanh nhất…

    (MES: Manufacturing Execution System, hệ thống điều hành sản xuất; BI: Business Intelligent, phân tích dữ liệu doanh nghiệp.)

3.Quý công ty phân công cho công nhân, chuyền trưởng, chuyền sản xuất/ thiết bị sản xuất bằng cách nào?

  1. L1:Xếp lịch thủ công rồi phát xuống nhà máy.
  2. L1.5:Có lệnh sản xuất nhưng không có chế độ phân công.
  3. L2:Căn cứ kế hoạch sản xuất trên ERP hoặc MES, trưởng bộ phận sẽ dựa vào kinh nghiệm cá nhân mà xếp lịch sản xuất rồi chuyển xuống cho nhà máy.

    (ERP: Enterprise Resource Planning, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.)

  4. L2.5:Có lệnh sản xuất + phân công + phát lệnh tự động + điều chỉnh.
  5. L3:ERP/MES hoặc hệ thống tương tự sẽ tự động phân công thứ tự sản xuất, công nhân có thể thao tác và tinh chỉnh nhỏ trên chuyền.
  6. L4:Hệ thống tự đề xuất thứ tự sản xuất tối ưu nhất, không cần sự can thiệp của con người.

4.Quý công ty phát hành Sổ tay hướng dẫn và bản vẽ xuống nhà máy bằng cách nào?

  1. L1:Phát hành thủ công.
  2. L1.5:Có ESOP nhưng nhân viên phải tự đi đến nơi để tra cứu.
  3. L2:Nhà máy có thiết bị điện tử cho nhân viên xem ESOP/bản vẽ.
  4. L2.5:Thiết bị có kết nối Internet, có thể gợi ý các thông số liên quan và SOP về sản phẩm cần sản xuất.
  5. L3:Thiết bị sản xuất kết nối với ESOP, thông qua công lệnh hệ thống sẽ tự động hiển thị ESOP và các thông số sản xuất, hoặc thông qua quét mã sản phẩm cần sản xuất, hệ thống đưa ra các hướng dẫn liên quan.
  6. L4:Căn cứ vào các dữ liệu được phản hồi như: điều kiện môi trường, thông số chất lượng và sản phẩm cần sản xuất, hệ thống sẽ tự động tinh chỉnh và đưa ra thông số sản xuất, SOP phù hợp nhất với lệnh sản xuất cần thực hiện.

5.Nhà máy của Quý công ty đang cho nhân viên thực hiện chấm công sản phẩm như thế nào?

  1. L1:Công nhân viết tay vào giấy, nhân viên văn phòng tổng hợp lại và lập bảng Excel.
  2. L1.5:Sử dụng thiết bị báo công nhưng thiết bị được cố định vị trí.
  3. L2:Công nhân chấm công sản phẩm tức thời thông qua các thiết bị như: máy tính, thiết bị thu thập dữ liệu hoặc thiết bị đọc mã barcode…
  4. L2.5:Thiết bị tích hợp đã phủ sóng với một tỷ lệ nhất định.
  5. L3:Thiết bị sản xuất đã tích hợp với thiết bị thu thập dữ liệu nên có thể tự động khai báo, hoặc sẽ do nhân viên trên chuyền bấm xác nhận để hệ thống tổng hợp dữ liệu.
  6. L4:Có thể đồng thời thực hiện việc thu thập tự động và chuyển về cho hệ thống các số liệu: thời gian gia công, số lượng sản phẩm, mã số nhân viên, thông số thiết bị, trạng thái hoạt động, năng lượng tiêu thụ…

6.Nhà máy của Quý công ty đang thu thập dữ liệu của thiết bị/máy móc sản xuất bằng cách nào?

  1. L1:Công nhân trên truyền điền viết tay, sau đó nhân viên văn phòng lập bảng Excel.
  2. L1.5:Sử dụng công cụ nhưng được cố định vị trí.
  3. L2:Sử dụng máy tính bàn, PDA hoặc tập hợp dữ liệu tức thời bằng máy tính công nghiệp.
  4. L2.5:Tỷ lệ tích hợp thiết bị (độ phủ).
  5. L3:Tích hợp thiết bị thu thập dữ liệu với thiết bị sản xuất, vì vậy có thể tự động thu dữ liệu.
  6. L4:Tự động thu thập các dữ liệu, có thể truy xuất toàn bộ chất lượng sản phẩm, nhân viên thực hiện, thông số thiết bị sản xuất, trạng thái hoạt động, năng lượng tiêu thụ…

7.Quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm đang thực hiện như thế nào?

  1. L1:Do con người thông báo với bộ phận kiểm định.
  2. L1.5:Bộ phận kiểm định có thể chủ động kiểm tra trên máy tính.
  3. L2:Có hệ thống hoặc bảng điện tử cho biết các lô hàng đang chờ kiểm định.
  4. L2.5:Hệ thống sẽ cho nhân viên biết trước công cụ cần dùng và nội dung cần kiểm định.
  5. L3:Trên cơ sở L2, sẽ đề xuất thêm các thao tác kiểm định, hạng mục cần kiểm định và nhân viên phù hợp để thực hiện việc kiểm định.
  6. L4:Trên cơ sở L3, hệ thống sẽ dự báo được lượng công việc và kinh nghiệm của nhân viên để từ đó tự động điều độ lịch kiểm định phù hợp, giúp tránh tình trạng nguồn lực được phân bổ không phù hợp với lịch trình sản xuất.

8.Dữ liệu kiểm định chất lượng hiện đang được ghi nhận bằng cách nào?

  1. L1:Nhân viên ghi nhận thủ công trên giấy hoặc Excel.
  2. L1.5:Có dùng hệ thống quản lý chất lượng (không phải Excel).
  3. L2:Thiết bị mà nhân viên dùng để kiểm định chất lượng có chức năng trích xuất dữ liệu ra Excel, SPC, ERP hoặc những hệ thống khác.
  4. L2.5:Thiết bị có thể tự động thực hiện kiểm định.
  5. L3:Quy phạm của sản phẩm cần kiểm định đã được tích hợp với dụng cụ/ thiết bị kiểm định, vì vậy khi kiểm định, dụng cụ/ thiết bị có thể tự động căn cứ số liệu mà đưa ra kết quả và cảnh báo (nếu có).
  6. L4:Mọi số liệu đã được tích hợp với dụng cụ/ thiết bị kiểm định, vì vậy thiết bị kiểm định có thể tiến hành phân tích thông minh, nêu ra những bất thường có thể xảy ra và phản hồi thông số sản xuất liên quan để thực hiện điều chỉnh, hoặc thiết bị sẽ đưa ra cảnh báo.

9.Bộ phận Nghiên cứu & phát triển (R&D) có sử dụng hệ thống không?Kết quả R&D được quản lý như thế nào?Quá trình phát triển sản phẩm mới được quản lý ra sao?

  1. L1:Nhân viên nghiên cứu phát triển làm việc độc lập, thiết kế dựa trên kinh nghiệm cá nhân, và tự quản lý dữ liệu nghiên cứu.
  2. L1.5:Quản lý bằng File server.
  3. L2:Nhân viên nghiên cứu phát triển làm việc độc lập, nhưng sử dụng hệ thống (như: PDM, File server, KM…) để quản lý tập trung các dữ liệu cuối cùng.

    (PDM: Product Data Management, quản lý dữ liệu sản phẩm
    File server: công cụ quản lý tập tin
    KM: Knowledge Management, quản trị tri thức.)

  4. L2.5:Sử dụng hệ thống để quản lý tập trung toàn bộ dữ liệu trong quá trình R&D (như: PDM, File server, KM…), thành viên trong bộ phận có thể truy cập và cộng hưởng dữ liệu, tránh tình trạng trùng lặp thông tin.
  5. L3:Ứng dụng PLM để quản lý toàn bộ quá trình nghiên cứu phát triển, từ việc lên kế hoạch dự án, hồ sơ đề xuất nghiên cứu dự án, thẩm duyệt, phát hành, lưu trữ hồ sơ, cho đến những thông tin thay đổi được cập nhật trên ERP, MES sau khi đã phát hành sản phẩm.

    (PLM: Product Lifecycle Management, quản lý vòng đời sản phẩm.)

  6. L4:Mô-đun hóa các dự án nghiên cứu phát triển sản phẩm, ngoài ra sẽ thiết kế tự động hóa thêm các khâu trong tiến trình sản xuất, kiểm định chất lượng, vận chuyển…

10.Quý công ty đang thực hiện việc thu mua và gửi đơn đặt hàng bằng cách nào?Có xây dựng nền tảng SCM để cộng tác cùng nhà cung ứng?

(SCM: Supply Chain Management, quản lý chuỗi cung ứng)

  1. L1:Nhân viên ghi nhận yêu cầu bằng giấy hoặc Excel, và tự tính toán số lượng cần mua, xác nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, email hoặc Fax.
  2. L1.5:Nhân viên tính bằng ERP và xác nhận trên hệ thống.
  3. L2:Số lượng thu mua do ERP hoặc hệ thống khác đề xuất, nhân viên xác nhận hạng mục thu mua, số lượng và ngày giao, gọi điện/Email/Fax hoặc đặt hàng trên trang thương mại điện tử của nhà cung ứng.
  4. L2.5:Hệ thống có thể tự động phân lô hàng và gửi Email/Fax thông qua chương trình phụ trợ, nhưng không sử dụng SCM để cộng tác cùng nhà cung ứng.
  5. L3:Số liệu thu mua do ERP hoặc hệ thống khác đề xuất, và có xem xét vấn đề về số lượng, ngày giao với lịch điều độ sản xuất, nhân viên chỉ việc bấm xác nhận. Thỏa thuận giữa bên mua với nhà cung ứng được thực hiện thông qua nền tảng SCM.
  6. L4:Hệ thống có thể tự động đề xuất nhập thêm nguyên vật liệu thông qua đơn hàng cần sản xuất, đồng thời căn cứ vào đặc tính sản phẩm, ngày giao hàng, trị giá đơn