Hãy cẩn thận bốn loại "Bẫy" khi nhà máy muốn thực hiện sản xuất tinh gọn ? | Digiwin Software (Vietnam)
Chat hỗ trợ
Chat ngay

Hãy cẩn thận bốn loại “Bẫy” khi nhà máy muốn thực hiện sản xuất tinh gọn ?

●●●

Sản xuất tinh gọn là một phương thức quản lý sản xuất tiên tiến, hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hiệu quả kinh doanh, cắt giảm chi phí và hạn chế lãng phí. Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn một số hiểu lầm trong quá trình áp dụng quản lý sản xuất tinh gọn.












Quản lý sản xuất tinh gọn tập trung cải tiến mọi quy trình trong nhà máy. Bản chất sản xuất tinh gọn là quản lý doanh nghiệp tổng quát, không đơn giản chỉ là quản lý sản xuất, mà còn mở rộng quản lý sự phối hợp giữa các bộ phận marketing, sản xuất và thu mua. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét toàn diện các nhu cầu nội bộ, tài nguyên thượng nguồn và hạ nguồn để thực hiện sản xuất tinh gọn, tạo nên lợi ích khi áp dụng mô hình kinh doanh tiên tiến.

Trong quá trình thúc đẩy quản lý sản xuất tinh gọn, doanh nghiệp cần tránh “những cái bẫy” sau:

01. Theo đuổi mù quáng về quy trình sản xuất “đơn luồng” (One Stream Production)

Sản xuất đơn luồng (One Stream Production) có nghĩa là chỉ có một linh kiện hoạt động trong mỗi công đoạn gia công. Quá trình sản xuất từ phôi thô cho đến thành phẩm luôn trong trạng thái “không ngưng trệ, không lắng đọng và không cắt ngang”.Phương pháp quản lý sản xuất này sẽ là một thách thức về quy trình “không”.

Việc theo đuổi “sản xuất đơn luồng”, các khó khăn, lãng phí và phân kỳ ngày càng rõ rệt, mọi người phải chủ động giải quyết các vấn đề hiện có trong hiện trường sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cần phát huy tối đa hiệu suất con người, tận dụng vật liệu và thời gian, để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Bốn yếu tố hạn chế mô hình sản xuất đơn luồng (One Stream Production):

1. Hạn chế trong việc bố trí hợp lý:

Dây chuyền sản xuất phải được bố trí theo tiêu chuẩn của nửa sản phẩm còn lại, tốt nhất nên bố trí theo hình chữ U. Nhưng nhiều nhà máy không có địa điểm phù hợp, năng suất của “sản xuất đơn luồng” sẽ giảm đi đáng kể.

2. Hạn chế về nhịp bước:

Sản xuất đơn luồng cần tiến hành theo nhịp độ, nếu tốc độ gia công của một thiết bị nào đó quá dài, chúng ta cần nâng cấp tổng số thiết bị tương ứng. Điều này sẽ làm tăng nguyên giá tài sản khi năng suất sản xuất còn dư.

3. Hạn chế về khối lượng sản xuất:

Đối với một số mặt hàng nhất định, đặc biệt là các phụ tùng linh kiện vừa và nhỏ với lô sản xuất lớn. Bất kể gia công thủ công hay bằng thiết bị đều phát sinh thời gian tháo lắp, khiến năng suất gia công bị hạn chế đi.

4. Hạn chế về nhân sự:

Trong mô hình”sản xuất đơn luồng”, nhiều nhân viên cảm thấy mệt mỏi và buồn chán do hoạt động liên tục trong “một luồng” đơn duy nhất. Phương pháp quản lý cá nhân hóa nghiêng về sự tập trung thời gian chờ đợi và điều chỉnh suy nghĩ của nhân viên trong công việc.

02. Theo đuổi mù quáng về việc “không tồn kho”

Định nghĩa của phương pháp quản lý “không tồn kho” không có nghĩa là tổng lượng hàng tồn kho của một số hàng hoá bằng số “0”, thay vào đó là thực hiện mục tiêu tối thiểu hóa khối lượng cung ứng, thông qua các chiến lược kiểm soát hàng tồn kho đặc biệt. Mục đích của việc thiết lập phương pháp quản lý “không tồn kho” là giảm lượng vốn bị chiếm dụng, nâng cao lợi ích kinh tế hoạt động logistics.

Nhằm ngăn chặn theo đuổi mù quáng “không tồn kho”, các công ty nên xem xét hai yếu tố sau:

  1. Đảm bảo nguyên liệu được cung cấp kịp thời cho dây chuyền sản xuất; nhà cung cấp có thể biết được mức tiêu thụ nguyên liệu của người mua, tạo điều kiện cho việc giao hàng đúng hạn.
  2. Công ty phải kết nối với front-end của khách hàng để thiết lập cơ chế quản lý tiến độ thông tin đặt hàng chính xác.

03. Khởi động quản lý tinh gọn nhưng chỉ “xem lướt qua”

Hệ thống quản lý sản xuất tinh gọn là một hệ thống quản lý toàn diện,bao gồm quản lý hiện trường sản xuất, kiểm soát chất lượng, phương pháp quản lý công nghệ gia công, quản lý địa điểm, hậu cần và chuỗi cung ứng.

Doanh nghiệp nên thực hiện ba công việc sau để phòng tránh tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa” trong quản lý tinh gọn:

1. Quản lý hiện trường sản xuất trường kỳ:

Thông qua sự quản lý dài hạn, nhằm thay đổi thói quen và hành vi nhân viên, thúc đẩy sự sản xuất ổn định.

2. Cải thiện quản lý kho:

Sử dụng các mô hình và phương pháp như phân tích nhân trắc học, tính hợp lý về tư thế v.v Nhằm cải thiện các mô-đun thao tác hiệu quả, đồng thời mở rộng việc cải tiến quản lý hậu cần nội ngoại bộ của nhà máy.

3. Phần mềm ERP kết hợp với hệ thống quản lý sản xuất, hậu cần:

Thông tin ERP kết nối với hệ thống quản lý sản xuất và hậu cần, nhằm phòng tránh các tác động xung đột giữa quản lý sản xuất với chuỗi cung ứng.

04. Bản chất quản lý sản xuất tinh gọn chính là con người

Chìa khóa của hệ thống sản xuất tinh gọn là xây dựng văn hóa tập thể. Mấu chốt quản lý tinh gọn là thành lập một đội ngũ có thể thiết lập các phương pháp quản lý độc lập, hướng tới mục tiêu sản xuất tinh gọn hoàn hảo. Trên thực tế, sản xuất tinh gọn nên được định nghĩa là một văn hóa doanh nghiệp mới mẻ nhằm tìm đến một mô hình quản lý thích hợp cho doanh nghiệp sản xuất trong từng giai đoạn phát triển.

Sản xuất tinh gọn không đơn thuần chỉ là một khẩu hiệu. Quản lý tinh gọn là một quá trình lâu dài, doanh nghiệp không chỉ đơn giản là sao chép một số phương pháp sản xuất tinh gọn thông thường mà điều quan trọng hơn là phải điều chỉnh liên tục trong quá trình thực hiện để tìm ra mô hình sản xuất tinh gọn phù hợp cho chính doanh nghiệp.

Hãy quét mã QR/Click để biết nhiều hơn về Digiwin
trên kênh YouTube tại khu vực Đông Nam Á!
Hãy quét mã QR/ Click vào link  Zalo
để được tư vấn nhiều hơn!