Hệ thống ERP và MES đều là thành phần quan trọng trong quản lý thông tin của một doanh nghiệp sản xuất. Dù có nhiều điểm tương đồng nhưng hai hệ thống này khác biệt rõ rệt về định hướng quản trị, được thể hiện qua 6 khía cạnh chủ yếu như sau:
1. Khác biệt về mục tiêu quản lý
ERP tập trung vào quản lý tài chính: Lập kế hoạch nguồn lực từ góc độ tài chính, các module đều xoay quanh lõi tài chính, dữ liệu quản lý cuối cùng cũng là tổng hợp về báo cáo tài chính.
MES chú trọng vận hành sản xuất: Hướng tới các mục tiêu như chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn, tỉ lệ khai thác thiết bị, kiểm soát quy trình…
Chính vì sự khác biệt về trọng tâm quản lý của doanh nghiệp mà khi lựa chọn hệ thống quản lý, doanh nghiệp sẽ có những yếu tố cân nhắc khác nhau. Công ty thương mại, công ty vận chuyển sẽ quan trọng về ERP hơn, trong khi doanh nghiệp sản xuất sẽ cần cả ERP và MES.
2. Khác biệt về phạm vi quản lý
ERP quản lý rộng hơn nhưng MES kiểm soát chi tiết hơn.
Tài nguyên sản xuất là một phần của nguồn lực doanh nghiệp nên cũng thuộc phạm vi quản lý của ERP, vì vậy sẽ có các module chức năng về kế hoạch sản xuất, dữ liệu sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý nguyên vật liệu, vì thế thường dễ nhầm lẫn với MES.
ERP quản lý tới cấp độ phân xưởng/bộ phận
MES quản lý tới từng công đoạn sản xuất: Giao nhiệm vụ, giám sát thực hiện, thu thập dữ liệu và điều phối trực tiếp
3. Khác biệt về chức năng
Đối với quản lý sản xuất, ERP chủ yếu lập kế hoạch sản xuất và thu thập dữ liệu về kết quả sản xuất.
MES ngoài việc xuống chi tiết kế hoạch sản xuất và thu thập số liệu sản xuất, còn bổ sung thêm: ☑ Kiểm soát lô sản xuất ☑ Thay đổi quy trình theo lô ☑ Xác thực thiết bị – nhân lực – vật tư ☑ Chia tách/gộp lô ☑ Điều chỉnh lệnh sản xuất
ERP chủ yếu quản lý theo biểu mẫu với hình thức điều chuyển chứng từ: ▷ Nhận nhiệm vụ qua form ▷ Báo cáo số liệu bằng cách điền form
MES quản lý và vận hành theo sự kiện cụ thể: ▷ Thay đổi đơn hàng/tình trạng sản xuất thông qua WIP trong MES và gửi yêu cầu đến thiết bị/nhân viên phụ trách tương ứng. ▷ Giảm nhập liệu, tăng độ chính xác và tốc độ phản ứng
5. Khác biệt về chu kỳ cập nhật
MES quản lý thời gian thực: Kế hoạch sản xuất hay điều độ sản xuất được cập nhật tức thì tại hiện trường, số liệu và sự cố được hiển thị real-time cho quản lý, giúp hiện thực hóa việc điều phối kịp thời các nguồn lực.
ERP có độ trễ giữa 2 chu kỳ nhập liệu, sẽ có ảnh hưởng đối với mô hình sản xuất chu kỳ ngắn.
6. Khác biệt về phương pháp làm việc
Phương pháp truyền thông không dùng hệ thống: Nhận lệnh sản xuất bằng giấy -> Báo cáo thủ công và nộp lên
ERP: Kết nối cổng thông tin điện tử giữa công xưởng và văn phòng
MES: Tự động hóa toàn bộ quy trình, lệnh sản xuất và thu thập dữ liệu đều qua hệ thống