Chuyển đổi số | 5 vấn đề về quản lý & giám sát dây chuyền sản xuất từ xa | Digiwin Software (Vietnam)
Chat hỗ trợ
Chat ngay

Chuyển đổi số | 5 vấn đề về quản lý & giám sát dây chuyền sản xuất từ xa

5 vấn đề về quản lý

&

Giám sát dây chuyền sản xuất từ xa

Trong nhà máy có quy mô và dây chuyền sản xuất lớn, thường xảy ra tình huống dây chuyền phải tạm dừng do bị gián đoạn nguồn cấp liệu hay vật tư phụ tùng thay thế. Hoặc nhân viên không nắm rõ SOP nên không ngừng hỏi đi hỏi lại, tốn nhiều thời gian công sức để hướng dẫn… Đây là những trường hợp hay phát sinh trong chuyền. Thực tế, chúng ta có thể tận dụng các công cụ để giải quyết những vấn đề này trong quản lý. Sau đây là 5 vấn đề mà các nhà quản lý nên suy nghĩ về cách tận dụng công cụ chuyển đổi số để giải quyết hiệu quả:

1. Xác nhận nguyên vật liệu – theo dõi và đảm bảo đủ nguyên vật liệu

Sản xuất không đơn thuần chỉ có gia công linh kiện hay lắp ráp sản phẩm. Tiền đề của sản xuất là phải đảm bảo số lượng nguyên vật liệu đầy đủ. Một số nhà máy quy mô lớn sẽ chuẩn bị trữ lượng tồn kho an toàn, dự phòng tình huống gia công đơn gấp. Nhưng các nhà máy nhỏ thì thường không có đủ không gian để lưu trữ nguyên liệu dự phòng. Do đó, chúng ta cần cân nhắc thời gian chuẩn bị vật liệu và ngày giao hàng khi nhận được đơn hàng. Vật liệu có thời gian giao hàng lâu, bạn cần đặt hàng sớm để dự phòng. Trước khi bắt đầu sản xuất, dữ liệu về vật liệu sẽ được nhập vào hệ thống, từ đó ta có thể xác nhận số lượng vật liệu có đủ hay không trước khi vào dây chuyền sản xuất. Nếu vật liệu không đủ thì sẽ có thông báo cho nhân viên vật liệu theo dõi với nhà cung cấp, hạn chế tình huống không thể sản xuất do nguồn vật liệu gián đoạn.

2. Tiến trình sản xuất – kiểm soát quản lý thời gian sản xuất

Lịch trình sản xuất liệt kê rõ ràng tổng sản lượng cần thiết theo lệnh sản xuất, giá trị ước tính năng lực sản xuất hàng ngày và thời gian tiêu tốn tại mỗi trạm, sau đó sản lượng thực tế sẽ được điều chỉnh theo điều kiện hiện trường sản xuất. Thông thường sẽ có nhiều tình huống khác nhau trong dây chuyền sản xuất, nhà quản lý không thể chú ý hết mọi vấn đề. Mạng lưới kết nối thiết bị sẽ hỗ trợ thu thập mọi dữ liệu và tích hợp đến ứng dụng trên điện thoại di động. Dưới điều kiện vận hành bình thường của dây chuyền sản xuất, thông qua kết nối mạng và giám sát từ xa, dữ liệu sẽ hiển thị theo thời gian thực trên điện thoại di động. Nhờ đó, ta có thể xác nhận các bộ phận NG của dây chuyền. Thông tin hiện trường sản xuất minh bạch sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc quản lý dây chuyền sản xuất.

3. Kinh nghiệm nhân sự – Thu thập kinh nghiệm của người đi trước

Trong tương lai với điều kiện nhân sự thiếu hụt, làm thế nào để bảo lưu kinh nghiệm của nhân sự lâu năm là điều quan trọng với các ngành công nghiệp truyền thống. Các nhà máy vừa và nhỏ thường dựa vào sự nhận định của nhân viên lâu năm để sản xuất. Nhưng nếu chúng ta có thể lắp đặt cảm biến để giám sát, những khâu thường được đánh giá thông qua kinh nghiệm sẽ được chuyển đổi thành dữ liệu được thu thập và ghi nhận. Chúng sẽ giúp người quản lý hiện trường đưa ra đánh giá từ xa và điều chỉnh trạng thái sản xuất linh hoạt. Những kinh nghiệm từ nhân sự đi trước sẽ bảo lưu dưới dạng dữ liệu với cơ sở khoa học. Sau khi được lưu trữ, dữ liệu có thể được áp dụng trong sản xuất tương lai.

4. Tình trạng thiết bị – Xác nhận sự ổn định của thiết bị sản xuất

Nhà máy sản xuất phụ thuộc rất lớn vào máy móc, và máy móc cần được bảo trì thường xuyên để duy trì sự ổn định. Các nhà máy lớn thường bảo trì hoặc thay máy định kỳ, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hầu hết đều sử dụng máy cũ với tình trạng kém, nhưng lại không có ngân sách lớn để thay mới và hầu hết chỉ sửa chữa khi có trục trặc. Kết nối mạng lưới thiết bị có thể được thiết lập trên các máy móc cũ này, thông qua cảm biến để thu thập dữ liệu vào điện thoại di động, từ đó tạo điều kiện cho việc giám sát từ xa đồng thời đảm bảo trạng thái thiết bị. Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng kết nối mạng lưới thiết bị đối với máy móc cũ mà không ảnh hưởng gì đến việc vận hành chúng, nhờ đó trực quan hóa dữ liệu sản xuất và giám sát hoạt động của máy.

5. Kiểm tra bảo trì – bảo trì thường xuyên các thông báo thiết bị

Hầu hết máy móc của các công ty lớn đều được mã hóa để phân loại, và mỗi loại máy móc lại có trọng tâm bảo trì khác nhau.

Mỗi máy móc thường được trang bị một bảng kiểm tra, nhân viên trạm trước khi sử dụng cần xác nhận trạng thái thiết bị trên bảng ghi là bình thường. Họ cần kiểm tra từng mục và ký tên, và nhân viên nhà máy hoặc kỹ thuật viên thiết bị sẽ liên hệ với nhà sản xuất để thực hiện kiểm tra sửa chữa thiết bị định kỳ. Bảng kiểm tra của các công ty nhỏ có thể sẽ không đầy đủ như các công ty lớn, chưa kể hồ sơ điện tử – thậm chí hồ sơ viết tay – cũng không được hoàn chỉnh. Trong điều kiện máy móc không được bảo trì định kỳ, trạng thái thiếu ổn định, thì việc phát sinh trục trặc khi sản xuất cũng không có gì ngạc nhiên.

Kết nối mạng lưới thiết bị có thể hỗ trợ giám sát từ xa trạng thái máy móc, các mục kiểm tra máy được thiết lập và tiến hành theo sự hướng dẫn trên điện thoại nhằm đảm bảo trạng thái ổn định của thiết bị. Nếu quá trình kiểm tra phát sinh sự cố, ứng dụng sẽ đưa ra thông báo sửa chữa thiết bị, hỗ trợ người quản lý xử lý từ xa để tránh tình trạng sự cố tạm thời của thiết bị.

Trong tương lai, chúng ta có thể điều chỉnh cục bộ hoặc tổng thể mạng lưới thiết bị tùy theo điều kiện nhà máy. Với điều kiện thiếu hụt nhân sự hoặc nhân sự lâu năm nghỉ hưu, việc chuyển đổi số sẽ là điều bắt buộc. Các máy móc cũ cũng có thể áp dụng mạng thiết bị kết nối, và cơ sở dữ liệu thu thập được sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chuyển đổi số mô hình sản xuất trong tương lai.

Digiwin Software ASEAN

Official Youtube channel

Digiwin Software Việt Nam

Official Facebook fanpge

Digiwin Software Việt Nam

Zalo Official Account