2 điểm trọng yếu trong cắt giảm khí thải carbon để bảo vệ doanh nghiệp trên thị trường carbon quốc tế | Digiwin Software (Vietnam)

2 điểm trọng yếu trong cắt giảm khí thải carbon để bảo vệ doanh nghiệp trên thị trường carbon quốc tế

2 điểm trọng yếu trong cắt giảm khí thải carbon

để bảo vệ doanh nghiệp trên thị trường carbon quốc tế

Khi việc cắt giảm khí thải carbon đang trở thành một chuẩn mực quốc tế, doanh nghiệp buộc phải đối mặt với vấn đề gia tăng chi phí.

Mục tiêu cắt giảm khí thải carbon của các nền kinh tế đã được xác định rõ ràng. Nhiều thị trường và quốc gia sử dụng cách tiếp cận “định giá carbon” (carbon pricing), buộc các doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng xử lý vấn đề cắt giảm khí thải. Khi mà carbon giờ đây được quy ra giá trị, việc gia tăng chi phí trong doanh nghiệp càng trở thành một rào cản để tiếp cận thị trường. Cắt giảm khí thải đang trở thành vấn đề các doanh nghiệp không thể không đối mặt, buộc phải đối diện và giải quyết!

Trung Quốc: “Thị trường giao dịch carbon” đi đầu vào năm 2021

Trung Quốc là quốc gia có lượng khí thải nhà kính (green house gas – GHG) lớn nhất trên thế giới. Để đảm bảo mục tiêu trung hòa carbon (net-zero carbon) vào năm 2060, thị trường giao dịch carbon Trung Quốc đã đi đầu toàn cầu và chính thức ra đời vào ngày 16 tháng 7 năm 2021.

Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập mục tiêu khí thải và phân bổ hạn ngạch carbon tương ứng cho các doanh nghiệp dựa trên tình hình của từng lĩnh vực. Các doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định của quốc gia bằng cách giảm lượng khí thải của chính mình, hoặc thông qua giao dịch mua bán “quyền khí thải carbon” để tiếp tục hoạt động.

Liên minh châu Âu: Chính sách “Thuế Carbon Biên Giới”, thông báo từ năm 2023 và thu thuế từ năm 2026

Các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu đã cam kết việc cắt giảm khí thải trong nhiều năm. Các doanh nghiệp đã và đang phải đối mặt với áp lực và chi phí của việc cắt giảm khí thải, với lượng khí thải nhà kính vào năm 2019 đã giảm 24% so với năm 1990. Tuy nhiên, người ta đã phát hiện ra lượng khí thải carbon của các sản phẩm nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu cao hơn gấp ba lần lượng khí thải của các sản phẩm xuất khẩu từ Liên minh châu Âu đi. Để tạo ra một sân chơi công bằng và bảo vệ môi trường hơn trên thị trường nội bộ, Liên minh Châu Âu đã áp dụng biện pháp tạm dịch là “Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon”.

“Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon” (Carbon Border Adjustment Mechanism – CBAM) của Liên minh châu Âu quy định rằng từ năm 2023, các doanh nghiệp nhập khẩu phải báo cáo lượng khí thải (bao gồm cả khí thải trực tiếp và gián tiếp) cho CBAM. Dự kiến từ năm 2026, tất cả các nhà nhập khẩu phải khai báo “hàm lượng carbon” của sản phẩm và mua chứng chỉ CBAM dựa trên hàm lượng khí thải trực tiếp, tức là phải “trả thuế carbon”.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đến Liên minh châu Âu, nếu không giải quyết vấn đề cắt giảm khí thải carbon một cách kịp thời, rất có thể sẽ phải đối mặt với việc giảm lợi nhuận, tăng chi phí, thậm chí mất luôn đơn đặt hàng. Quy mô tác động là rất lớn.

Cắt giảm khí thải carbon dựa trên dữ liệu, chỉ số để đảm bảo hướng đi chính xác

Ngoài việc luôn cập nhật các quy định và thỏa thuận liên quan đến cắt giảm khí thải và thuế carbon trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp cần phải có nhận thức và định hình toàn cảnh về vấn đề cắt giảm khí thải để duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Có nhiều phương pháp để cắt giảm khí thải. Nhưng bất kể là phương pháp nào, bước đầu tiên luôn là kiểm soát carbon.

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định lượng carbon thải ra từ các quy trình hoạt động, sau đó đề ra kế hoạch hành động. Khi lên kế hoạch cắt giảm khí thải, doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu rõ ràng và theo dõi thường xuyên trước và sau khi thực hiện các biện pháp cắt giảm khí thải. Xác định khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và chỉ số mục tiêu, nhằm đảm bảo công cuộc cắt giảm khí thải diễn ra đúng hướng.

Điểm trọng yếu 1: Tiến hành kiểm soát carbon, sử dụng dữ liệu để thúc đẩy việc cắt giảm khí thải, sử dụng công cụ số để thu thập thông tin.

Sử dụng công cụ kiểm soát carbon đáp ứng các yêu cầu báo cáo dữ liệu khí thải theo tiêu chuẩn ISO14064ISO14067, tổng hợp thông tin về “dấu chân carbon” trong các quy trình nội bộ và sản phẩm của doanh nghiệp. Giảm tiêu thụ năng lượng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình giảm khí thải, vì vậy nên kết hợp công cụ kiểm soát carbon với hệ thống quản lý năng lượng để tăng cường tính minh bạch, đồng nhất của tất cả dữ liệu.

Sau khi đồng bộ dữ liệu, các phòng ban có thể nhanh chóng truyền thông và giao tiếp với nhau, giúp việc điều chỉnh tình trạng khí thải dễ dàng hơn. Sau khi thu thập và xây dựng mô hình dữ liệu, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để phân tích và đưa ra quyết định thông qua các thuật toán, đồng thời xây dựng một mô hình sử dụng năng lượng tối ưu hơn cho tổ chức.

Điểm trọng yếu 2: Theo dõi việc thi hành, theo dõi chỉ số cắt giảm khí thải carbon, xác định hướng đi và tiến độ.

Nếu không thể định lượng thông tin, sẽ không thể xác định được tiến độ và tình trạng. Khi có dữ liệu về dấu chân carbon làm cơ sở, doanh nghiệp có thể thiết lập chỉ số mục tiêu cho việc cắt giảm khí thải carbon.

Doanh nghiệp cần theo dõi định kỳ dữ liệu, cho phép nhân viên các bộ phận khác nhau xem được thành tựu và hiệu quả cắt giảm khí thải carbon trên cùng một cơ sở dữ liệu, và tự nhận định xem mục tiêu đã đạt được hay chưa. Liên tục xác định xem phương pháp cắt giảm khí thải carbon hiện tại có hiệu quả hay không, hoặc có cần điều chỉnh sửa đổi hay không.

Digiwin Software ASEAN

Official Youtube channel

Digiwin Software Việt Nam

Official Facebook fanpge

Digiwin Software Việt Nam

Zalo Official Account

028-73070788
error: Content is protected !!