Chuyển đổi số | 7 lợi thế của nối mạng thiết bị giám sát từ xa | Digiwin Software (Vietnam)
Chat hỗ trợ
Chat ngay

Chuyển đổi số | 7 lợi thế của nối mạng thiết bị giám sát từ xa

7 lợi thế của giám sát mạng thiết bị từ xa

Nối mạng thiết bị là một quá trình không dễ dàng, tuy nhiên đây là phần không thể thiếu trên chặng đường chuyển đổi số. Thực tế, các ứng dụng và hệ thống thông minh hiện nay đem đến nhiều lợi ích hơn bạn tưởng tượng. Dưới đây là 7 lợi ích chính của hệ thống giám sát từ xa.

1. Liên kết thiết bị

Trong quá khứ, máy móc thiết bị vận hành một cách độc lập, rất khó theo dõi tình trạng thực tế. Ta chỉ hay biết thiết bị hoạt động bất thường khi hệ thống đèn ba màu sáng lên. Số lượng sản xuất được nhân viên ghi chép thủ công, tính chính xác có hạn chế. Vì thế khó xác nhận liệu có bắt kịp khối lượng sản xuất ước tính trong ngày không. Ca trưởng phải kiểm tra chuyền mỗi giờ để theo dõi tiến trình sản xuất.

Và ta phải dựa trên báo cáo thủ công để biết thời gian bảo trì khuôn. Tuy nhiên hiện nay, bạn có thể tùy vào nhu cầu nhà máy để tiến hành kết nối mạng với thiết bị. Từ đó liên kết máy móc và thiết bị thông qua ứng dụng di động như một hệ thống giám sát từ xa, thuận tiện theo dõi trạng thái thiết bị, tiến độ sản xuất, thống kê số lượng sản xuất, hồ sơ bảo trì, v.v.

2. Tình trạng sản xuất

Trong thực tế có rất nhiều thông số cần chú ý khi sản xuất, ví dụ: giờ sản xuất trên mỗi trạm, khối lượng hoàn thành hàng ngày và ngày kết thúc lệnh sản xuất. Mỗi ngày chỉ có 24h, số lượng sản xuất hàng ngày là cố định, việc hoàn thành từng công đoạn sản xuất trong ngày là điều đặc biệt cần chú ý. Tránh trường hợp số lượng yêu cầu không đạt dẫn đến lệnh sản xuất không thể hoàn thành. Thông qua mạng lưới thiết bị, bạn có thể theo dõi tình trạng sản xuất của máy móc trên điện thoại. Và có thể giúp nhà quản lý tiết kiệm thời gian, giám sát toàn bộ tình huống từ xa, theo dõi tình trạng sản xuất tổng quát thông qua các đồ thị được hệ thống hóa.

3. Phản hồi tức thì

Nếu tình huống bất thường không được xử lý kịp thời, tiến độ sản xuất sẽ bị trì hoãn. Ví dụ: vật liệu không được chuẩn bị đầy đủ trước khi sản xuất, trạm sản xuất bố trí không hợp lý dẫn đến ùn tắc, tốc độ sản xuất máy móc không đủ nhanh v.v. Nhóm trưởng các chuyền phải chạy đi, chạy lại giải quyết vấn đề. Thông qua chức năng giám sát từ xa và phản hồi tức thì trên ứng dụng, người quản lý có thể nhanh chóng loại bỏ điểm nghẽn trong sản xuất, duy trì sự vận hành ổn định của thiết bị.

4. Báo cáo “sử cố”

Ở đây, “sự cố” đề cập đến những vấn đề xảy ra trên máy móc hoặc thiết bị. Thông thường, trước khi khởi động, kỹ sư thiết bị sẽ tiến hành kiểm tra, nhưng không thể xác nhận liệu trạng thái hiện tại của máy móc có ổn định hay không, chỉ có thể xác nhận khả năng hoạt động. Ngay khi có sự cố xảy ra, phải dừng hoạt động để xác nhận xem có thể sửa chữa máy móc ngay lập tức hay không. Thậm chí nếu sửa chữa nhanh chóng, cũng cần ít nhất nửa giờ để dừng hoạt động. Nếu không thể sửa chữa ngay lập tức, cần điều phối máy móc, sau đó báo cáo để tiến hành bảo trì, trong thời gian này, thời gian sản xuất bị lãng phí.

Thông qua giám sát từ xa, ta có thể biết được trạng thái máy móc tức thì và các “sự cố” sẽ được hiển thị ngay trên điện thoại. Người quản lý có thể tiến hành tùy chỉnh trước khi sản xuất, sửa chữa thiết bị có vấn đề, đảm bảo việc sản xuất đúng tiến độ.

5. Quản lý dữ liệu

Trước đây, dữ liệu sản xuất được ghi chép thủ công bởi nhân viên. Dữ liệu thường phân tán và phân mảnh. Sau khi sản xuất hoàn thành, dữ liệu sản xuất tổng thể máy móc được tính toán thủ công. Do dữ liệu đầu vào không chính xác, tỷ lệ OEE và ước tính giá trị sản xuất cho lần sau chỉ mang tính tham khảo. Thông tin sản xuất trong tình huống này hầu hết không chính xác.

Việc nối mạng thiết bị có thể xem như lắp một thiết bị tự động hóa cho máy móc. Cảm biến sẽ theo dõi số lượng sản xuất của từng máy, tiến hành ghi nhận hoàn chỉnh và tính tổng số lượng sau khi lệnh sản xuất hoàn thành. Điều đó tương đương với việc bổ sung một nhân lực thống kê dữ liệu sản xuất, nhờ đó ta tiết kiệm rất nhiều thời gian.

6. Quản lý thiết bị

Nhà máy có rất nhiều máy móc và thiết bị. Tuy trong quá khứ chúng ta có bảng kiểm tra tình trạng máy và cập nhật bằng Excel, nhưng tần suất sửa chữa kiểm tra thiết bị không nhất quán. Máy tính không thể nhắc nhở khi nào thiết bị máy móc cần được sửa chữa bảo trì. Việc quản lý sẽ còn phức tạp hơn nếu có tình huống thay thế hoặc bổ sung. Hiện nay, chúng ta có thể liên kết và hiển thị các đầu mục kiểm tra qua ứng dụng. Mọi thông báo về thiết bị bất thường, hồ sơ bảo trì, hồ sơ sự cố đều được hiển thị trên điện thoại. Nhà quản lý có thể sử dụng app để theo dõi và quản lý một cách có hệ thống tình trạng thiết bị, máy móc trong nhà máy.

 

7. Phân tích vấn đề

Chúng ta cần kiểm soát dữ liệu phân tích thiết bị, từ đó xây dựng cơ sở cải tiến cho những lần sản xuất tiếp theo. Trước đây, chúng ta tốn nhiều thời gian trong việc ghi nhận các vấn đề thiết bị, phân loại dữ liệu, đánh giá toàn diện. Tuy nhiên, nối mạng thiết bị sẽ giúp người quản lý ghi lại những lý do NG, thống kê và phân tích dữ liệu chính xác, xây dựng cơ sở ước tính năng lực sản xuất sau này. Đồng thời, việc ghi lại các sự cố thiết bị cũng sẽ hỗ trợ cho quá trình bảo trì. Đối với người quản lý, điều này giúp giúp họ có sự linh hoạt hơn về thời gian.

Kết luận

Đây là 7 lợi ích đối với sản xuất mà ứng dụng nối mạng thiết bị có thể mang lại. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cho người quản lý, giúp họ có thời gian xử lý các công việc khác. Số hóa không khó, điều quan trọng là phương pháp thực hiện. Cách sử dụng các công cụ chính là trọng tâm của việc số hóa hiện nay, và đây là một tham khảo dành cho các nhà quản lý.

Digiwin Software ASEAN

Official Youtube channel

Digiwin Software Việt Nam

Official Facebook fanpge

Digiwin Software Việt Nam

Zalo Official Account