3 báo cáo tài chính này giúp bạn quản lý kinh doanh tốt hơn | Digiwin Software (Vietnam)

3 báo cáo tài chính này giúp bạn quản lý kinh doanh tốt hơn

03 báo cáo tài chính này giúp bạn

quản lý kinh doanh tốt hơn

Nguồn: Học viện tri thức Digiwin (Digiwin Institute of Knowledge)

Là một nhà quản lý, bạn có thường gặp các vấn đề sau khi đối mặt với báo cáo tài chính?

  • Không nhìn ra điều bất thường, không nhạy bén với các con số trong báo cáo tài chính.
  • Mỗi năm công ty vẫn có doanh thu, nhưng sức khoẻ tài chính vẫn yếu kém.
  • Không biết nên chú trọng vào những chỉ số tài chính nào để đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Không biết tài sản của công ty đã phát huy tối đa hiệu quả chưa.

“Khi đọc báo cáo tài chính, nhà quản lý phải có năng lực nhận ra tiếng rên rỉ của dấu hiệu ngừng tăng lợi nhuận, hoặc tiếng khóc thầm của tài sản đang bị thu hẹp.”

Inamori Kazuo

Câu nói của Bậc thầy kinh doanh người Nhật nói lên một điều: Người quản lý giỏi phải biết cách đọc báo cáo tài chính!

Bởi vì báo cáo tài chính có thể giúp bạn phát giác ngay lợi nhuận có bị chững lại? Nguyên nhân là gì? Tài sản có bị thu hẹp, hay có bất kỳ vấn đề gì đang ảnh hưởng bước tiến của công ty.

Có doanh thu là được? Vậy là doanh thu thật hay ảo?

Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ là ba báo biểu không thể thiếu trong quản lý tài chính của một doanh nghiệp. Chúng có mối quan hệ gì? Chúng ta nên sử dụng ba bảng báo cáo này như thế nào? Cùng làm rõ qua một số ví dụ thực tế sau nhé!
Đầu tiên, cần làm rõ một điều: Kế toán không phải là các con số khô khan, ý nghĩa của báo cáo tài chính cũng không phải chỉ để nói với nhà quản lý công ty có kiếm được tiền hay không. Mà chính nhà quản lý phải hiểu rõ báo cáo tài chính để nắm bắt các quyết định quan trọng của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của ba bảng báo cáo tài chính: Ngoại hình, Nội tại, và Sức khoẻ

Có ba cảnh giới trong việc sử dụng báo cáo tài chính đối với một nhà quản lý hoặc người điều hành:

  • Cấp độ 1: chỉ xem báo cáo dòng tiền.
  • Cấp độ 2: xem báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Cấp độ 3: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + bảng cân đối kế toán + bảng lưu chuyển tiền tệ.

Ba bảng báo cáo này chính là để phản ánh ngoại hình, nội tại và sức khỏe của một công ty.

Những nhà quản lý chỉ xem báo cáo dòng tiền thường không phải chuyên ngành kinh tế và thiếu khái niệm về kế toán. Vì vậy đa phần sẽ dựa vào kinh nghiệm cá nhân để đánh giá công ty có đang kinh doanh có lợi nhuận không, một khi dòng tiền vào cao hơn dòng tiền ra thì sẽ nhận định công ty đang có lãi, ngược lại thì cho rằng công ty đang lỗ. Đối với công ty có quy mô nhỏ, quản lý bằng báo cáo dòng tiền có thể là đủ, song khi công ty phát triển đến một mức độ nhất định thì không thể chỉ điều hành dựa vào báo cáo này nữa.

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Báo cáo lãi lỗ): NÉT ĐẸP NGOẠI HÌNH

Hầu hết các nhà quản lý thường xuyên xem báo cáo kết quả kinh doanh để biết tình hình lãi lỗ, với tần suất hàng tuần hoặc hàng tháng, và đưa ra các quyết định liên quan dựa trên tình hình lãi lỗ. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết cách công ty kiếm tiền và kiếm được bao nhiêu tiền. Vì vậy, nhà quản lý giỏi phải theo dõi sát sao báo cáo này và chú ý đến sự biến đổi của các con số lãi lỗ liên quan. Tuy nhiên, báo cáo kết quả kinh doanh chỉ thể hiện ngoại hình của công ty, nếu chỉ dựa vào báo cáo này để đưa ra quyết định là rất nguy hiểm.

Ví dụ: Trước năm 2018, công ty GE của Mỹ mỗi năm đều có lợi nhuận cao, nhưng từ năm 2018 trở đi thì không như vậy nữa. CEO mới nhậm chức vào tháng 10/2018 công bố, trong quý III năm 2018, công ty lỗ 22.8 tỷ USD. Số tiền lỗ này chiếm 42% quyền lợi cổ đông năm đó. Tại sao công ty lại lỗ nhiều như vậy?

Rất đơn giản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là loại hồ sơ có thể “thẩm mỹ”, ví dụ bộ phận kinh doanh có thể đẩy hàng cho nhà phân phối và báo cáo với cấp trên rằng doanh số rất tốt; cũng có trường hợp để che giấu việc không thu hồi được công nợ, nhưng nói dối rằng vẫn có thể thu hồi; Bộ phận sản xuất có thể vì muốn che đậy tỷ lệ sản xuất giảm mà đẩy hàng không đạt tiêu chuẩn vào kho để che giấu sự thật; Giám đốc tài chính có thể vì hiểu nhầm yêu cầu của chủ doanh nghiệp mà cố tình ghi nhận nhiều hoặc ít hơn một số chi phí phải trả.

Vậy tại sao công ty GE lỗ nhiều như vậy? Chủ yếu vì năm 2018, họ ghi nhận lỗ 20 tỷ USD do lợi thế thương mại (Goodwill), nhưng có đúng thật chỉ một quý III lỗ 20 tỷ USD là vì như vậy không? Chắc chắn là không! Vì tổn thất goodwill nhất định phải có nguyên nhân, công ty không thể nào đột ngột bị lỗ 20 tỷ USD như vậy.

Trường hợp này cho chúng ta thấy, nếu nhà quản lý chỉ xem báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà không xem bảng cân đối kế toán sẽ rất nguy hiểm.

2. Bảng cân đối kế toán: VẺ ĐẸP NỘI TẠI

Vì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể được làm đẹp thông qua các con số liên quan, nên khi xem xét một công ty kinh doanh có hiệu quả hay không, người điều hành phải xem cả bảng cân đối kế toán để nắm bắt thực trạng, cũng tức là vẻ đẹp nội tại của doanh nghiệp.

Ví dụ: từ tuổi nợ phải thu, chúng ta có thể đánh giá chất lượng khách hàng của công ty và xem xét có nguy cơ nợ xấu? Từ tuổi kho của hàng tồn, chúng ta có thể đánh giá hàng tồn kho của công ty có tính cạnh tranh không, có hàng tồn nào là cần phải báo phế hoặc xử lý mà lại không được xử lý? Ngoài ra, bảng cân đối kế toán còn cho thấy tài sản/tài nguyên của công ty có đang được bố trí đúng. Lấy ví dụ bảng cân đối kế toán của công ty Tatung trước đây cho thấy công ty hoạt động không tập trung. Vì vậy, sau khi trở thành Tổng Giám đốc của Tatung, ông Ho Chun Sheng đã tuyên bố phải tập trung vào ngành kinh doanh cốt lõi và cắt giảm các ngành kinh doanh không trọng yếu của công ty.

Nếu hôm nay bạn cần cử một đơn vị lính nhảy dù ra trận, bạn sẽ cho máy bay đưa lính là trận hay phái xe tăng đi? Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp chính là giúp bạn đưa quyết định điều hành thông qua việc xem công ty có đang được trang bị đúng vũ khí hay không.

Quay trở lại công ty GE, một người điều hành hiểu biết về báo cáo tài chính đã có thể thông qua bảng cân đối kế toán nhận ra nguy cơ tổn thất tài sản trước khi nó bị ghi nhận là khoản lỗ khổng lồ. Vì vậy, bảng cân đối kế toán chính là giúp chúng ta nhìn thấy vẻ đẹp nội tại của doanh nghiệp, xác định báo cáo kết quả kinh doanh có thực sự ổn định không, và nhận biết công ty có lãi trong tương lai không.

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: TÌNH TRẠNG SỨC KHOẺ

Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ xem xét bảng cân đối kế toán mà còn xem báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Một công ty có ngoại hình đẹp và nội tại xuất sắc liệu có phải là một công ty lành mạnh? Câu trả lời là chưa đủ để đánh giá! Vì sao?

Bởi vì còn phải kiểm tra xem công ty có đủ tiền hay không. Tiền đối với một công ty giống như xăng đối với ô tô. Một chiếc Benz không có xăng thậm chí còn không tốt bằng một chiếc xe nội địa, không chạy được thì chỉ là đống sắt vụn. Do đó, người điều hành ngoài việc xem xét báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, còn phải theo dõi báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Mục đích của việc xem báo cáo lưu chuyển tiền tệ không phải để xem công ty hiện có bao nhiêu tiền, mà là để biết:

☑ Trong tương lai sẽ có bao nhiêu tiền cần thu và bao nhiêu tiền phải chi?

☑ Có đủ tiền không, có nguy cơ thiếu không?

Nói một cách khác là tình trạng tài chính của công ty có thông suốt không, sức khỏe tài chính có tốt không.

Chúng ta thường đánh giá một người qua ngoại hình, nội tại và thể trạng, doanh nghiệp cũng vậy, để làm được điều này, ta phải đưa ra đánh giá tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Vì vậy, việc đọc hiểu và nắm bắt ý nghĩa của các báo cáo tài chính là điều vô cùng quan trọng đối với người quản lý.

Cuối cùng, chúng tôi mời bạn tự nhìn nhận lại những yếu tố sau:

  1. Bạn có đang chỉ chú trọng vào vẻ đẹp ngoại hình mà bỏ qua vẻ đẹp nội tại của công ty? Cũng tức là, bạn có đang phớt lờ cấu trúc tài sản của công ty?
  2. Bạn có đang phớt lờ báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty? Đồng nghĩa tình trạng sức khỏe tài chính của công ty đang như thế nào?
  3. Bao lâu thì quý chủ doanh nghiệp kiểm tra báo cáo tài chính một lần?

Hy vọng bài viết này mang đến cho bạn những cơ sở để ứng dụng số liệu vào việc quản trị doanh nghiệp. Mong bạn sẽ thường xuyên kiểm tra ba báo cáo tài chính lớn này để giúp tài chính của công ty ngày một vững mạnh hơn.

 

Nhận tài liệu và dịch vụ tư vấn

WB003008
*Lãnh thổ: *Tên công ty: *Người liên lạc: *Số điện thoại: *E-mail: *Bộ phận: *Chức danh:

Lời nhắn:

Vui lòng chọn nội dung phù hợp:


*Vui lòng nhập mã xác nhận: Mã xác nhận:

Please wait while processing

X

資料己送出

如需要立即的支援與服務, 請直撥免付費專線 0800-888-162,謝謝!

資料下載

繼續瀏覽網站

 
028-73070788