Chuyển đổi số | 5 giai đoạn triển khai để doanh nghiệp SME chuyển đổi thành Nhà Máy Thông Minh | Digiwin Software (Vietnam)

Chuyển đổi số | 5 giai đoạn triển khai để doanh nghiệp SME chuyển đổi thành Nhà Máy Thông Minh

5 giai đoạn triển khai chiến lược để doanh nghiệp SME chuyển đổi nhanh chóng thành Nhà Máy Thông Minh

“Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi nhà máy thông minh. Trong đó, “chi phí” cho việc thông minh hóa chính là một trong những yếu tố quyết định.”

Làn sóng sản xuất thông minh đã phát triển mạnh mẽ hơn 10 năm kể từ khi khái niệm cách mạng Công nghiệp 4.0 trỗi dậy tại triển lãm Hannover năm 2011. Theo thống kê của McKinsey & Company, giá trị sản lượng liên quan đến các ứng dụng IoT sẽ đạt mức từ 3,9 nghìn tỷ đến 11 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu có thể triển khai sớm chiến lược chuyển đổi số thành nhà máy thông minh, điều này có thể sẽ mang lại một thị phần nhất định cho doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi nhà máy thông minh. Trong đó, “chi phí” cho việc thông minh hóa chính là một trong những yếu tố quyết định.

“Chuyển đổi số” bản chất là tích hợp mô hình kinh doanh hiện tại với công nghệ số hóa; phát triển công cụ, thiết bị và phần mềm tối ưu để đáp ứng quy trình kinh doanh tổng thể; nâng cao văn hóa-giá trị doanh nghiệp và trải nghiệm của khách hàng. Trong số bao gồm các yếu tố: khả năng truy cập đám mây, công cụ tích hợp số hóa doanh nghiệp, công cụ giao tiếp kỹ thuật số, quản lý trải nghiệm khách hàng, quản lý tài chính, cộng tác doanh nghiệp và sản xuất thông minh v.v.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thường đối mặt vấn đề thiếu nhân lực và kiến thức về kỹ thuật số. Điều này tạo ra những khó khăn khi chuyển đổi sản xuất thông minh, bao gồm: thay đổi mô hình văn hóa doanh nghiệp, cân nhắc chi phí thay thế thiết bị cũ, bổ sung nhân lực cho phát triển sản xuất thông minh…

Dưới đây là 5 giai đoạn triển khai chiến lược để doanh nghiệp SME có thể tham khảo để chuyển đổi thành Nhà Máy Thông Minh:

Giai đoạn đầu tiên: Xác định tầm nhìn về giá trị số cốt lõi

Nghiên cứu và xác định toàn diện giá trị của doanh nghiệp sau chuyển đổi số. Từ đó có cái nhìn sâu sắc về lợi ích tổng thể chuỗi giá trị mang lại khi chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình số hóa. Ví dụ như: tinh gọn nguồn nhân lực, giảm chi phí vận hành, cải thiện năng suất sản xuất và phân tích khách hàng… Đồng thời dựa vào đó để hoạch định các chiến lược chuyển đổi trong ngắn hạn-trung hạn, và triển khai theo mức độ từ thấp đến cao.

Giai đoạn 2: Lên kế hoạch chuyển đổi khả thi tối thiểu”

MVP (Minimum Viable Product), tạm dịch là “sản phẩm khả thi tối thiểu”. Nhằm triển khai mô hình phát triển và thử sai nhanh chóng thông qua mô hình quản lý linh hoạt (Scrum) với tần suất lặp lại hàng tuần và hàng tháng, mô hình chuyển đổi có thể đi dần từ nhỏ đến lớn. Điều này cho phép doanh nghiệp chuyển dần từ truyền thống chuyển sang số hóa, hình thành một quy trình điều độ kỹ thuật giữa các giai đoạn sơ kỳ, trung kỳ và cuối kỳ. Đồng thời, quá trình này cũng giúp củng cố niềm tin về ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số nhờ đạt được giá trị thực trong quá trình lặp đi lặp lại đó, mang lại cảm giác đạt được thành tựu cho tập thể.

Giai đoạn 3: Mở rộng quy mô các giải pháp khả thi

Một dự án chuyển đổi có giá trị có thể được xác định bằng kế hoạch “khả thi tối thiểu” và sau khi được mở rộng quy mô, sẽ không ngừng được tiếp tục thử nghiệm và củng cố chi tiết đến khi hoàn thiện. Các dự án không tạo ra giá trị sẽ bị loại bỏ, chẳng hạn như không thể tạo ra chuỗi giá trị kỹ thuật số, hoặc khiến lợi nhuận doanh nghiệp giảm mạnh, hoặc thiết lập nên các giá trị không có tính cốt lõi. Ở giai đoạn này, một bộ phận kỹ thuật số sẽ được thành lập để phát triển văn hóa tổ chức mới, nhằm triển khai các dự án số và các thử nghiệm đa dạng hơn.

Mục tiêu của 3 giai đoạn trên là nhằm thiết lập một chiến lược chuyển đổi số có giá trị, có thể thử nghiệm và có thể triển khai.

Giai đoạn 4: Mở rộng thiết bị, phần cứng và phần mềm cơ bản

Ở giai đoạn này, các thiết bị cơ bản sẽ được mở rộng và củng cố. Các chuyên gia sẽ tiến hành cố vấn và triển khai cùng với các nhà cung cấp thiết bị, phần mềm và phần cứng để hoàn thiện dự án nhà máy thông minh. Nếu muốn nâng cấp máy móc thiết bị Công nghiệp 3.0 sang nhà máy thông minh Công nghiệp 4.0 thông qua giải pháp phần mềm, bạn có thể tham khảo Giải pháp AIoT Cloud từ Digiwin (bạn có thể xem chi tiết tại trang này).

Giai đoạn 5: Phát triển doanh nghiệp sau số hóa

Thể chất doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể sau khi số hóa và thông minh hóa toàn diện, tạo điều kiện để doanh nghiệp bứt phá so với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, chuyển đổi số hóa còn cho phép doanh nghiệp tạo ra giá trị kinh doanh mới và trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực. Ưu điểm của số hóa chính là sử dụng API (giao diện lập trình ứng dụng) giúp truy cập dữ liệu lớn, phát hiện các khoảng trống trên thị trường và từ đó phát triển những đổi mới khác biệt cho sản phẩm.

Vì giới hạn trong nguồn vốn, nhân lực, công nghệ, hay sự trì trệ trong kế hoạch chuyển đổi mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thể số hóa sớm hơn. Tuy nhiên theo xu hướng phát triển sau ba năm dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi số hóa và nhà máy thông minh. Chúng tôi gợi ý các doanh nghiệp nên thực hiện củng cố chuyển đổi số hóa thông qua 5 bước chính như trên, nhằm chiếm lấy ưu thế cho mình trong xu hướng 5G, AIoT và điện toán đám mây hiện nay.

Digiwin Software ASEAN

Official Youtube channel

Digiwin Software Việt Nam

Official Facebook fanpge

Digiwin Software Việt Nam

Zalo Official Account

028-73070788