Sản xuất thông minh là gì? Ngành sản xuất phải đối mặt những thách thức nào khiến họ cần tới sản xuất thông minh? Các giai đoạn tiến tới sản xuất thông minh bao gồm những gì và đâu là chìa khóa thành công?
Sản xuất thông minh, hay còn được gọi là “Công nghiệp 4.0”, là mô hình sản xuất được thúc đẩy bởi dữ liệu khoa học. Sử dụng các công cụ phần mềm hệ thống và kỹ thuật đám mây, cũng như các công nghệ mạng như IoT và 5G để thu thập, tích hợp và áp dụng thông tin dữ liệu theo thời gian thực, từ quy trình nội bộ như kinh doanh, R&D và sản xuất cho đến quản lý chuỗi cung ứng bên ngoài. Từ đó hình thành nên IIOT (Internet vạn vật trong công nghiệp), tạo ra dữ liệu lớn và các mô hình AI để cải thiện tốc độ ra quyết định và tính chính xác của chiến lược doanh nghiệp.
Xu hướng bất biến của ngành sản xuất chính là tính tùy chỉnh ngày càng cao, nhu cầu “mẫu mã đa dạng nhưng số lượng ít”, thời gian giao hàng ngắn. Trước những thách thức như vậy, các doanh nghiệp làm thế nào để đạt được hiệu quả sản xuất cao, chi phí thấp và mang tính cạnh tranh?
SX thông minh có thể hỗ trợ cho ngành sản xuất nhờ các phần mềm hệ thống, kỹ thuật đám mây cũng như các mô hình dữ liệu lớn để liên tục cải thiện quy trình sản xuất và tối ưu hóa các yếu tố tác động chính. Điều đó không chỉ giúp ổn định sản xuất mà còn tăng tính linh hoạt, xa hơn là hướng đến mục tiêu tối ưu tự động hóa, cho phép doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng và linh hoạt với các tình huống khẩn cấp khác nhau.
SX thông minh có thể được chia thành ba giai đoạn.
Cơ sở của SX thông minh chính là nền tảng “tự động hóa” của thiết bị máy móc. Có nghĩa là thay thế quy trình sản xuất cũ bằng các thiết bị tự động nhằm đạt được quy trình sản xuất mới chi tiết hơn, chất lượng đồng nhất hơn và nâng cao hiệu quả sản xuất một cách toàn diện.
Tuy nhiên, mức đầu tư vào tự động hóa là rất đáng kể. Trước khi tiến hành, chúng ta cần tiến hành phân tích và đánh giá toàn diện để xác nhận xem việc xây dựng “tự động hóa” có giúp tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và các lợi ích toàn diện khác hay không. Chúng ta có thể sử dụng “Cấu trúc chi phí vận hành và hiệu chỉnh mô hình lợi nhuận” để tính toán tổng chi phí và doanh thu, tìm ra điểm hòa vốn.
“Số hóa” là việc sử dụng thiết bị tự động hóa, tiến hành thu thập nhiều loại dữ liệu bằng công nghệ IoT và thông qua các công cụ phần mềm hệ thống và kỹ thuật đám mây để phân tích nhân viên, máy móc, vật liệu, phương pháp và môi trường trong quy trình sản xuất, tìm ra những nút thắt làm giảm hiệu quả trong từng quy trình, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác nhanh chóng hơn.
Sau khi thu thập dữ liệu, thông qua việc thiết lập các mô hình tính toán, chúng ta có thể tiên đoán và dự phòng các vấn đề, tối ưu hóa quy trình sản xuất và đạt được sự “tối ưu kỹ thuật số”. Đó chính là “thông minh hóa”.
Ngoài việc áp dụng dữ liệu vào vận hành tổ chức và cải tiến hoạt động, chúng ta còn có thể tạo ra giá trị mới bằng cách chuyển đổi dữ liệu thành mô hình AI. Đây là giai đoạn then chốt quan trọng nhất trong việc thúc đẩy sản xuất thông minh.
Làm thế nào để việc thúc đẩy SX thông minh thành công? Và trong quá trình đó, đâu là những điểm mấu chốt cần được quan tâm?
Phạm vi SX thông minh là vô tận. Trước khi triển khai, các doanh nghiệp nên sử dụng dữ liệu sẵn có của chính mình để tìm ra phương pháp thúc đẩy phù hợp với cơ cấu doanh nghiệp.
Cũng giống như kiểm tra sức khỏe, thông qua kết quả báo cáo trong “bảng đánh giá mức độ hoàn thành”, chúng ta sẽ chọn ra được phương pháp phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp của mình.
Khi các doanh nghiệp sản xuất muốn thực hiện SX thông minh và thúc đẩy Công nghiệp 4.0, các quy trình chính quan trọng bao gồm:
▌Xác định các vấn đề và biện pháp đối phó: kiểm tra nội bộ nhà máy và xem xét từng vấn đề cần cải thiện.
▌Chọn trục chính của chiến lược: tập trung vào trục chính và chiến lược phát triển 3-5 năm tới, cùng với chiến lược phát triển dài hơi trong tương lai.
▌Xác định tình hình hiện tại và khoảng cách so với mục tiêu: Kiểm kê hiệu suất và điểm nghẽn của từng chức năng trong chuỗi giá trị doanh nghiệp, sử dụng bảng đánh giá để xác định khoảng cách giữa tình hình hiện tại và mục tiêu.
▌Kết nối chiến lược kinh doanh: xây dựng các điểm chính để thúc đẩy sản xuất thông minh trong nội bộ.
▌Quy hoạch chi tiết: Dựa trên nền tảng và nguồn lực sản xuất hiện có, quy hoạch chi tiết cho SX thông minh trong ngắn, trung và dài hạn.
Bước vào kỷ nguyên Sản xuất thông minh/Công nghiệp 4.0, nhờ các công cụ phần mềm hệ thống và kỹ thuật đám mây, tích hợp với công nghệ mới và nâng cấp thiết yếu theo nhu cầu khách hàng, chúng ta có thể đạt được những khả năng mà trước đây không khả thi và phá vỡ mô hình vận hành truyền thống của ngành công nghiệp.
Cung cầu thị trường thay đổi nhanh chóng, nhu cầu khách hàng thay đổi thường xuyên, công nghệ của đối thủ cạnh tranh phát triển không ngừng, nếu không thể dữ liệu hóa thông tin nội ngoại bộ theo thời gian thực do trình độ không đủ thì doanh nghiệp sẽ mất đi khả năng cạnh tranh rất lớn trong cuộc chiến toàn cầu.
Khi quy hoạch chi tiết cho sản xuất thông minh và chuyển đổi kỹ thuật số, chúng ta cần liên hệ các kết quả với chỉ số kinh doanh thông qua việc sử dụng các “công cụ phân tích kinh doanh” và “thiết lập các chỉ số quy trình kinh doanh hoàn chỉnh”. Hiệu quả của những cải cách về sản xuất thông minh/chuyển đổi số hoàn toàn có thể được phản ánh qua hiệu quả tài chính thực tế.
Doanh nghiệp bạn có cần thúc đẩy quá trình chuyển đổi SX thông minh hay chưa? Chúng ta có thể đánh giá điều đó dựa trên 3 cơ sở và 5 nguyên tắc sau, từ đó giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn thách thức phát triển lên tầm cao mới.
▌3 cơ sở để đánh giá có cần chuyển đổi số hay không: độ phức tạp sản phẩm ngày càng cao, thời gian giao hàng cho khách ngày càng ngắn và nguồn lực lao động sản xuất ngày càng khan hiếm.
▌5 nguyên tắc để thúc đẩy: thiết lập mục tiêu từ nội đến ngoại bộ, thiết lập mục tiêu từ đơn giản đến phức tạp, xây dựng nền tảng, tìm kiếm và theo đuổi sự xuất sắc.
Digiwin Software ASEAN
Official Youtube channel
Digiwin Software Việt Nam
Official Facebook fanpge
Digiwin Software Việt Nam
Zalo Official Account