Là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp sản xuất, nguyên liệu sản xuất chiếm gần một nửa giá thành sản xuất. Chất lượng của công tác kiểm soát vật tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng sản phẩm, giá thành sản xuất, lượng hàng tồn kho, dòng tiền của công ty,… Là yếu tố cần phải quan sát.
Làm thế nào để quản lý và kiểm soát nguyên vật liệu sản xuất?
Lập kế hoạch nguyên vật liệu là việc phân tích trước nhu cầu nguyên vật liệu nhằm hoạch định tình trạng nhu cầu nguyên vật liệu, từ đó có sự điều độ hợp lý tiến độ của quá trình sản xuất hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Quy trình lập kế hoạch nguyên vật liệu:
Kiểm soát nguyên liệu bao gồm những bước nào?
Việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu có thể chia thành ba giai đoạn: quản lý lãnh dùng nguyên vật liệu trước sản xuất, quản lý việc sử dụng trong quá trình sản xuất và quản lý hoàn trả nguyên vật liệu sau sản xuất.
Việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu giúp cho nguyên vật liệu được lãnh, dùng theo đúng nhu cầu, không gây lãng phí.
Việc quản lý lãnh liệu, xuất kho vật tư có thể giúp kiểm soát số lượng vật tư ra khỏi kho và đảm bảo số lượng được phân phối đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng.
Việc sử dụng nguyên vật liệu được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản của sử dụng, và có chế độ quản lý hạn ngạch đối với nguyên vật liệu, có 3 điểm quy định về quản lý sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, cụ thể như sau:
Công tác xử lý hoàn trả vật liệu đối với các nguyên vật liệu thừa hoặc bị lỗi có thể giúp giảm bớt những tổn thất không đáng có.
Quy trình hoàn trả các vật liệu khác nhau được thực hiện như sau:
Quản lý tồn kho nguyên vật liệu là việc duy trì và kiểm soát chính nguyên vật liệu đó, để đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu trong kho.
Trong trường hợp bình thường, có ba nhiệm vụ quan trọng trong quản lý kho vật liệu:
Quản lý việc sắp xếp nguyên vật liệu: thống nhất và tiêu chuẩn hóa mã số vị trí lưu trữ và tiêu chuẩn xếp nguyên liệu; Đề xuất xếp chồng theo năm năm để đạt được hiệu quả cái nhìn trực quan (lướt qua sẽ biết số lượng); Thống kê hàng tháng số lượng nguyên vật liệu trong kho.
Bảo trì vật liệu: Trong quá trình lưu trữ vật liệu, cần kiểm tra định kỳ và thực hiện tốt nguyên tắc “5 không và 6 phòng ngừa”. 5 không gồm: Không thối rửa biến chất, không hư tổn mất mát, không rủi ro, không tạp chất bụi bẩn, không chuột gián, và 6 phòng chống: chống ẩm, chống đông, chống đè nén, chống ẩm mốc, chống cháy, chống trộm.
Kiểm soát tồn kho nguyên vật liệu: sử dụng phương pháp phân loại vật liệu ABC để thực hiện việc phân tích nguyên vật liệu. Kiểm soát tồn kho theo loại để đặt mua loại vật liệu theo định lượng hay định kỳ.
Quản lý kiểm kê nguyên vật liệu: tiến hành kiểm kê toàn diện định kỳ vào giữa và cuối năm để nắm bắt kịp thời thực trạng và chi phí tồn kho; Thực hiện kiểm kê theo khu vực vào mỗi tuần, kiểm tra chất lượng và thời hạn của nguyên vật liệu, để phát hiện kịp lúc nguyên vật liệu hết hạn và nguyên vật liệu ứ đọng; Khi có thay đổi thì phải kiểm đếm lại nguyên vật liệu, kiểm tra xem số lượng có chính xác không, tem nhãn có đầy đủ không, nội dung có hoàn chỉnh không.
Tư tưởng cốt lõi của kiểm soát nguyên vật liệu là kế hoạch nguyên vật liệu lập ra phải bám sát nhu cầu thực tế của sản xuất. Bất kể là thu mua vật liệu, quản lý tồn kho, hay là việc giao hàng của chuỗi cung ứng, đều ra đời vì nhu cầu sản xuất.
Khi đã làm rõ mục đích của công tác quản lý và kiểm soát nguyên vật liệu, hiểu được những mấu chốt của việc quản lý vật liệu, nắm bắt tình hình nguyên vật liệu bất cứ lúc nào, ta mới có thể kiểm soát hiệu quả nguyên vật liệu sản xuất, từ đó giảm thiểu những tình trạng bất thường.
Digiwin Software ASEAN
Official Youtube channel
Digiwin Software Việt Nam
Official Facebook fanpge
Digiwin Software Việt Nam
Zalo Official Account