Công nghiệp 5.0 & Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp | Digiwin Software (Vietnam)

Công nghiệp 5.0 & Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Công nghiệp 5.0 & Chiến lược kinh doanh

của doanh nghiệp

Công nghiệp 4.0 được kích hoạt bởi những tiến bộ CNTT, bao gồm việc áp dụng tự động hóa, robot, phân tích dữ liệu lớn, hệ thống thông minh, ảo hóa, AI, học máy và IOT.

Dựa vào các công nghệ tiên tiến, các nhà sản xuất có thể vận hành hiệu quả và bền vững hơn. Trong khi nhiều nhà sản xuất vẫn còn theo đuổi Công nghiệp 4.0, thì Công nghiệp 5.0 đang tiến tới.

Bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quát về Công nghiệp 5.0 ( IR5 ) cùng với sự ảnh hưởng của IR5 tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Công nghiệp 5.0 là gì?

Công nghiệp 5.0 là một khái niệm tương đối mới do Liên minh châu Âu (EU) đề xuất. Công nghiệp 5.0 mang lại tầm nhìn về một nền công nghiệp không chỉ lấy hiệu quả và năng suất làm mục tiêu duy nhất, mà còn tăng cường vai trò và đóng góp của công nghiệp cho xã hội.

Theo EU, Công nghiệp 5.0 lấy con người làm trung tâm trong quá trình sản xuất và sử dụng các công nghệ mới để mang lại sự phát triển ngoài công việc, đồng thời tôn trọng tài nguyên trái đất.

Công nghiệp 5.0 bổ sung cho Công nghiệp 4.0 bằng cách “chuyển đổi sang một ngành công nghiệp châu Âu lấy con người làm trung tâm, linh hoạt và bền vững thông qua các nghiên cứu và đổi mới”.

Nói một cách đơn giản, trọng tâm của Công nghiệp 5.0 là sự chuyển đổi từ giá trị kinh tế sang giá trị xã hội; chuyển đổi từ phúc lợi sang an sinh.

Khái niệm này nhấn mạnh các tập đoàn nên ưu tiên phúc lợi xã hội hơn lợi nhuận và tăng trưởng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) và Điểm mấu chốt ba (TBL) chỉ là một vài ví dụ về khái niệm này. Tuy nhiên, việc ngành công nghiệp lấy con người và môi trường làm trung tâm hơn lợi nhuận và phát triển là điều chưa từng có.

Công nghiệp 5.0 ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược kinh doanh của bạn?

Khác với Công nghiệp 4.0 chỉ áp dụng cho “công nghiệp”, Công nghiệp 5.0 liên quan đến mọi lĩnh vực và doanh nghiệp. Để xác định mức ảnh hưởng của IR5 đối với chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp phải có một cái nhìn sâu rộng.

Công nghiệp 5.0 do EU đề xuất gồm 3 trọng tâm chính: tập trung vào con người, linh hoạt và bền vững. Mọi chiến lược kinh doanh dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi cả ba yếu tố này.

1. Chiến lược lấy con người làm trung tâm

Trái với phương án tập chung vào nguồn nhân lực, chiến lược lấy con người làm trung tâm nhấn mạnh vào tài năng, sự đa dạng và trao quyền cho con người.

Chiến lược này đòi hỏi daonh nghiệp phải suy nghĩ lại quan điểm từ “tổ chức phục vụ mọi người” đến “mọi người phục vụ tổ chức”.

So sánh với việc giữ chân khách hàng, nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với các thách thức tìm kiếm, phục vụ và giữ chân nhân viên. Chiến lược kinh doanh cần phải giải quyết những vấn đề này và IR5 sẽ là một chiến lược sáng suốt cho các doanh nghiệp.

Xu hướng chiến lược hiện tại vẫn tập trung vào mục tiêu “giành được lợi thế cạnh tranh và cung cấp giá trị độc đáo cho khách hàng”. Trong tương lai, nếu bạn muốn hướng tới chiến lược lấy con người làm trọng tâm, doanh nghiệp cần tập trung vào việc giành được lợi thế cạnh tranh và cung cấp giá trị độc đáo cho nhân viên.

2. Tính linh hoạt

Theo Ủy ban Châu Âu, một chiến lược phục hồi cần có sự nhanh nhẹn và linh hoạt trong công nghệ.

Dưới sự ảnh hưởng Covid-19, tình trạng thiếu nguyên liệu trên toàn cầu và chiến tranh ở Ukraine, đã cho ta thấy được sự quan trọng về tính linh hoạt, bất kể hiện tại hay trong tương lai.

Các doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng về nhanh nhẹn và linh hoạt. Nguồn động lực thúc đẩy kinh doanh hiện tại vẫn là hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận. Các sáng kiến quản lý tinh gọn có thể khiến các công ty trở nên kém hiệu quả và kém linh hoạt hơn, do đó có thể dẫn đến kết quả ngược lại.

Công nghiệp 5.0 nhấn mạnh sự tích hợp của doanh nghiệp với hệ thống, nhằm cải thiện phản ứng và học hỏi từ các tình huống ngoại lệ, nhờ đó duy trì hiệu suất ổn định và bền vững. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp nên thay đổi chiến lược từ “tập trung tăng trưởng, lợi nhuận và hiệu quả “ tới chiến lược “tập trung vào việc thành lập tổ chức”.

3. Tính bền vững

Biến đổi khí hậu chính là động lực thúc đẩy mọi người áp dụng khái niệm bền vững.

Định nghĩa của Ủy ban Châu Âu về tình bền vững, liên quan đến các chiến lược “tôn trọng hạn mức trái đất”. Các doanh nghiệp nên tuân thủ TBL và 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Hiện tại, mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp tập trung vào việc hạn chế hoặc giảm thiểu thiệt hại cho trái đất chúng ta.

Trong bối cảnh Công nghiệp 5.0, nếu các công ty muốn tiến xa hơn trong các chiến lược bền vững, điều này đòi hỏi họ phải làm nhiều hơn những gì đã làm. Một doanh nghiệp phát triển bền vững cần tập trung nâng cao các tác động tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Vì vậy IR5.0 sẽ là một câu trả lời, chứ không là một vấn đề nữa!

Tiếp theo là gì?

Dựa vào ba điểm chính IR5.0 do EU đề xuất, quý doanh nghiệp có thể hình dung những sự phát triển trong tương lai.

Cho đến nay, sự chú ý tới 5.0 vẫn còn hạn chế, các doanh nghiệp vẫn tập trung đầu tư vào IR4. hoặc các phiên bản trước đó. Gần đây, “sự bền vững” đã bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý.

Đối với IR5.0 là một điểm thu hút hay là một điểm cảnh báo, tùy thuộc vào người mà bạn tư vấn. Với các vấn đề và khó khăn hiện tại, IR5.0 được xem là một giải pháp phổ biến và có thể thực hiện theo nhiều phương diện khác nhau. Khi các tổ chức và xã hội bắt đầu tập trung hơn vào con người, tính linh hoạt và bền vững, chúng ta tin rằng sẽ có nhiều giải pháp xuất hiện đây.

 

—————————————————————————————§ END §——————————————————————————————

Digiwin Software ASEAN

Official Youtube channel

Digiwin Software Việt Nam

Official Facebook fanpge

Digiwin Software Việt Nam

Zalo Official Account

028-73070788