Định nghĩa, các giai đoạn và yếu tố trong chuyển đổi số | Digiwin Software (Vietnam)
Chat hỗ trợ
Chat ngay

Định nghĩa, các giai đoạn và yếu tố trong chuyển đổi số

Định nghĩa về chuyển đổi số

Chuyển đổi số là doanh nghiệp sử dụng các công cụ phần mềm để tích hợp các dữ liệu vận hành. Doanh nghiệp xây dựng các chiến lược dựa trên cơ sở số hóa, nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và các tình huống ứng dụng khác nhau.

‘ ‘ Chuyển đổi số là quá trình thúc đẩy chuyển đổi doanh nghiệp với các dữ liệu số hóa, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định trong thời gian nhanh nhất có thể. ’ ’

 

Các giai đoạn chuyển đổi số

Dựa vào báo cáo nghiên cứu của MIC (Bộ Thông Tin &Truyền Thông) và các cuốn sách đã xuất bản, chuyển đổi số được chia thành các giai đoạn sau.

1. Số hóa
Mọi thông tin của doanh nghiệp, từ hình ảnh cho tới văn bản, đều được chuyển đổi từ dữ liệu giấy sang dữ liệu số hóa bằng các công cụ kỹ thuật số. Nhờ đó rút ngắn thời gian xử lý dữ liệu của nhân viên, họ có thể tận dụng thời gian này vào những công việc có giá trị cao hơn.
2. Tối ưu số hóa
Theo lưu trình hoạt động riêng của doanh nghiệp và đặc tính sản phẩm mà sử dụng các công cụ phần mềm kỹ thuật số ứng dụng và tích hợp các lưu trình khác nhau, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong hoạt động và phần trải nghiệm của khách hàng cũng được cải thiện.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp thúc đẩy quá trình công nghệ 4.0 và sản xuất thông minh. Và đây chính là giai đoạn tối ưu hóa kỹ thuật số!
3. Chuyển đổi số
Sử dụng các công cụ phần mềm hệ thống kỹ thuật số để tích hợp dữ liệu và thông tin các quy trình khác nhau của doanh nghiệp, sau đó trích xuất các gợi ý chính để xây dựng một mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới, thị trường mới cũng như các nguồn doanh thu khác.

Các yếu tố của chuyển đổi số

Việc chuyển đổi số hóa không thể hoàn thiện trong “một bước đi”, cộng thêm những đặc điểm và vấn đề của doanh nghiệp đều khác nhau, do đó các quy trình và phương pháp ứng dụng cũng khác nhau.

Sau đây là phần tổng kết về các khái niệm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và nghiên cứu của McKinsey và FII (Foxconn) về Nhà máy Hải đăng (Lighthouse Factory), phần sau là nội dung tóm tắt về các yếu tố chính trong việc chuyển đổi kỹ thuật số phù hợp với các doanh nghiệp khác nhau.
Phần cuối bài viết này sẽ đưa ra các kỹ thuật và phương pháp, các case study thực tế trong ngành chế tạo đã thực hiện số hóa, tối ưu hóa, thông minh hóa sản xuất. Bạn có thể so sánh với thực trạng của doanh nghiệp và suy nghĩ về những điều mình đã làm được hay còn thiếu sót trong vận hành.

Cấu trúc chính trong chuyển đổi số bao gồm: cơ chế vận hành hệ thống nhân sự, quy trình vận hành, hệ thống quản trị doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ từ giải pháp số hóa và năng lực văn hóa tổ chức. Sự tích hợp của năm yếu tố sẽ là “chìa khóa” nâng cao tỷ lệ chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp.

1. Quy trình hoạt động
Quy hoạch lại lưu trình nội bộ của doanh nghiệp, lược bớt các thao tác không cần thiết, tối ưu hóa quy trình làm việc thông qua các kế hoạch lặp lại hiệu quả. Đồng thời áp dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin để số hóa quy trình, nhằm nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên

2. Hệ thống quản lý
Thông qua kỹ thuật số để xây dựng nền tảng với hệ thống thông tin đồng nhất, đồng thời thu thập dữ liệu từ lưu trình và xây dựng mô hình AI (trí tuệ nhân tạo) nhằm thực hiện quản lý trực quan với các bảng điều khiển khác nhau. Hỗ trợ nhân viên các cấp vận dụng dữ liệu cho các vấn đề dự báo và giám sát theo thời gian thực. Ngoài ra, doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định, hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu công đoạn xác nhận nhiều lần và các quy trình giao tiếp không hiệu quả, đồng thời cải thiện hiệu quả trong giao tiếp giữa các bộ phận; sự kết hợp giữa người và máy.

3. Hệ thống nhân sự
Thông qua việc đào tạo và thực hành, nhằm bồi dưỡng nhân viên có kỹ năng mới và thiết lập mô hình công việc mới. Chân lý bất biến của chuyển đổi số là lấy “con người” làm cốt lõi. Sự chuyển biến của con người và văn hóa sẽ tối ưu hóa công nghệ và cơ sở hạ tầng được cách tân.

4. Kỹ năng số hóa
Kỹ năng số hóa là một sức mạnh “cứng cáp”, là việc áp dụng các công nghệ và kỹ thuật khác nhau để giúp “con người” làm việc một cách hiệu quả hơn.

▌IoT (Internet of Things) và mô hình dữ liệu:
Thông qua các công nghệ IoT và thiết bị cảm biến thiết lập các mô hình kỹ thuật khác nhau, và vận dụng công cụ phần mềm để kết hợp OT (Công nghệ vận hành-Operation Technology, thông tin thực thi như thiết bị /máy móc) và IT (Công nghệ thông tin- Information Technology, thông tin quy trình hoạt động của doanh nghiệp). Việc áp dụng mô hình dữ liệu, nhằm hỗ trợ kết hợp giữa con người và máy móc đạ được hiệu quả trong công việc.

▌ Nền tảng hệ thống phần mềm / cơ sở dữ liệu có thể mở rộng:
Cần đảm bảo nền tảng hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu có đủ tính linh hoạt cùng khả năng thích ứng, đồng thời có khả năng mở rộng chức năng trong tương lai. Ngoài ra, hệ thống có thể đáp ứng các yêu cầu như tốc độ phản hồi theo thời gian thực, sức truyền tải các dòng dữ liệu và đảm bảo tính an toàn về thông tin.

▌Tích hợp hệ sinh thái:
Hệ sinh thái trong mọi ngành nghề gồm thượng nguồn và hạ nguồn, áp dụng tích hợp hai nguồn trên cùng một nền tảng kỹ thuật số (như cộng hưởng hoặc trao đổi dữ liệu), điều này tác động tích cực tới luồng thông tin nhanh chống đáp ứng nhu cầu thay đổi tức thì của thượng nguồn hay sự điều chỉnh của hạ nguồn. Đồng thời gia tăng cơ hội giao tiếp giữa doanh nghiệp và người mua.

5. Văn hóa và năng lực của tổ chức
Văn hóa và năng lực của tổ chức là sức mạnh “mềm”, là nền cơ bản quan trọng nhất trong chuyển đổi số. Lực hỗ trợ từ văn hóa tổ chức cùng năng lực nhân sự càng vững chắc thì cơ hội chuyển đổi số thành công càng cao.

▌Chế độ làm việc đa nhiệm:
Mở rộng mô hình làm việc đa nhiệm từ các cấp bậc nhân sự đến từ các bộ phận khác nhau như: kỹ sư R&D, kỹ sư hệ thống ERP, các kiến trúc sư IoT v.v… Điều này xóa bỏ các rào cản giữa bộ phận, cấp bậc và không gian làm việc mang lại điều kiện cơ bản để duy trì sự nhanh nhẹn, giảm bớt khó khăn mới tăng hiệu quả trong công việc.

▌Tạo môi trường học tập & phát triển kỹ năng của nhân viên:
Để đáp ứng nhu cầu của chuyển đổi số hóa,cần cung cấp các nguồn lực kỹ thuật chuyên môn từ nội ngoại bộ cùng với giải quyết vấn đề để cải thiện năng lực của nhóm chuyển đổi. Dựa vào thống kê McKinsey, các kỹ năng được đề cập trong báo cáo “Nhà máy Ngọn hải đăng (Lighthouse Factory)” bao gồm: phân tích và giải quyết vấn đề, các công cụ kỹ thuật số, kỹ năng giao tiếp và điều phối và kỹ năng phân tích dữ liệu ứng dụng.

▌ Quy trình làm việc nhanh nhẹn:
Với phương hướng làm việc lặp lại nhanh, thất bại nhanh, không ngừng học hỏi, giúp ích cho doanh nghiệp đạt được đổi mới và chuyển đổi. Có thể tận dụng trong thời gian ngắn nhất để tạo ra một sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP, minimum viable product), nhờ đó biết trước các vấn đề về kỹ thuật và tính khả thi, nhanh chóng giải quyết các điểm nghẽn trong quy trình làm việc.

▌ Cơ chế quản lý chuyển đổi kỹ thuật số:
Một phương pháp quản lý rõ ràng chính là chìa khóa cho sự thành công. Không chỉ tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật, chúng ta còn cần tập trung vào việc cải thiện hiệu quả trong giao lưu và giải pháp. Có thể từ 3 xu hướng thúc đẩy:
■ Thiết lập cơ cấu quản lý tổ chức rõ ràng, định kỳ tổ chức các cuộc họp mang tính định hướng để đẩy nhanh tốc độ cách tân.
■ Tăng tính minh bạch và sức ảnh hưởng đối với các chỉ tiêu dự án và chế độ trách nhiệm một cách rõ ràng.
■ Tăng cường tương tác giữa các cấp, đồng thời định kỳ khen thưởng nhân viên xuất sắc, nhằm giúp ích doanh nghiệp củng cố mục tiêu quản lý trong sự cách tân.

Sự lựa chọn chiến lược chuyển đổi số trong các ngành nghề

Làm thế nào để chọn được chiến lược chuyển đổi số? Mọi ngành nghề có những đặc điểm, quy trình và trọng tâm khác nhau nên sẽ có những định hướng chiến lược khác nhau. Sau đây là một số gợi ý cho chiến lược chuyển đổi số hóa của vài ngành nghề.

▲ Ngành nhựa:

Vào những năm gần đây, việc bảo tồn hệ sinh thái và môi trường ngày càng được chú trọng, các doanh nghiệp đang phải đối mắt với những thử thách về chi phí và nguyên liệu.

Gợi ý về lựa chọn chiến lược chuyển đổi số:
▊ Quản lý và tái sử dụng các vật liêu thứ cấp
▊ Nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất
▊ Tối ưu hóa quản lý sản xuất với trực quan hóa
▊ Thiết lập cơ chế lập kế hoạch giữa sản xuất và bán hàng

▲ Ngành linh kiện giao thông vận tải:

Đối mặt với những thử thách như thời gian giao hàng ngắn, chèn đơn và đơn gấp, số lượng ít nhưng mẫu mã đa dạng, lô hàng nhỏ v.v . Làm sao để cân bằng giữa việc sử dụng công suất và thời gian giao hàng?

Gợi ý về lựa chọn chiến lược chuyển đổi số:
▊ Trực quan hóa dữ liệu giúp cho việc quản lý nhà máy khoa học hơn
▊ Tích hợp thông tin và sản xuất để nâng cao hiệu quả công suất sản xuất
▊ Xây dựng nhà máy thông minh với việc cộng hưởng thông tin

▲ Ngành công nghiệp fastener:

Ngành công nghiệp fastner thường gặp phải các vấn đề như: không thể nắm bắt chính xác hàng tồn kho và chi phí, thông tin sản xuất hỗn loạn, không thể giao hàng đúng hạn, dữ liệu khó truy xuất và khó khăn trong việc quản lý chất lượng sản xuất hàng loạt.

Gợi ý về lựa chọn chiến lược chuyển đổi số:
▊ Thông tin mịch bạch sẽ tối ưu hóa mô hình sản xuất và bán hàng
▊ Quản lý nguyên vật liệu theo đơn vị kép
▊ Tối ưu hóa phân công với dữ liệu trực quan hóa
▊ Quản lý luồng thông tin của khuôn
▊ Truy xuất theo số hóa của các mã lò
▊ Thiết lập chế độ kiểm soát tiến độ gia công ủy thác

▲Ngành xe đạp:

Giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng chỉ là những yêu cầu cơ bản của ngành công nghiệp xe đạp. Đối mặt với những khách hàng, yêu cầu tủy chỉnh phức tạp khác nhau sẽ là thử thách chính thức trong ngành.

Gợi ý về lựa chọn chiến lược chuyển đổi số:
▊ Thiết kế cộng tác để được tương tác với khách hàng nhanh hơn
▊ Sử dụng IoT và công nghệ sản xuất thông minh để nâng cao hiệu quả sản xuất
▊ Duy trì mô hình dịch vụ thông minh nhằm theo dõi nhu cầu của người tiêu dùng

Ví dụ thực tế về chuyển đổi số

Điều quan trọng nhất trong chuyển đổi số là doanh nghiệp nên làm rõ mục đích chính và những thách thức mình phải đối mặt là gì? Như vậy doanh nghiệp mới có thể chọn lựa và đưa ra quyết định về trình tự ưu tiên của các dự án số hóa.
Do các ngành nghề khác nhau,quy trình hoạt động, phát sinh vấn đề và mô hình kinh doanh cũng khác nhau, nên mục tiêu chính muốn đạt được cũng không giống nhau, vì vậy phương pháp và trình tự thực hiện chuyển đổi số đều khác nhau. Sau đây là một vài câu chuyện số hóa được chia sẻ từ các doanh nghiệp khác nhau.

Case stud 1

Nhà máy Omika (Hitachi, Nhật Bản) đã lấy “Sản xuất tức thì-JIT” làm tiêu chuẩn trước khi chuyển đổi số hóa. Tiếp theo, họ đã tích hợp các thông tin 3D như CAE/CAD/CAM. Trong giai đoạn này, họ mở rộng kiến thức bằng cách số hóa các dữ liệu thiết kế và chế tạo, thu thập thông tin sản xuất theo thời gian thực từ thiết bị, nhanh chống đưa ra quyết định.
Sau đó, họ kết hợp công cụ kỹ thuật số và IoT, thực hiện mục tiêu quản lý dữ liệu thống nhất trong quá trình phát triển, sản xuất và bảo trì, để các bộ phận mang chuỗi giá trị trong quy trình tổng thể có thể duy trì sự ổn định về chất lượng và hoạt động, đồng thời tiếp tục tối ưu hóa công việc.

Case stud 2

Nhà máy Bloomberg (Phoenix, Đức) sử dụng các công cụ kỹ thuật số tích hợp luồng thông tin của vòng đời sản phẩm, bao gồm dữ liệu thiết kế, cài đặt và sản xuất. Đồng thời đơn giản hóa việc lập kế hoạch, phân tích và thao tác thông qua dữ liệu trực quan hóa tạo điều kiện cho nhân viên nắm rõ thực trạng mọi lúc mọi nơi. Và họ áp dụng IoT nhằm nâng cao tính minh bạch về thông tin nhà máy, xây dựng tính linh hoạt trong sản xuất. Giảm đáng kể chi phí sản xuất các sản phẩm tùy chỉnh quy mô nhỏ với chi phí sản xuất hàng loạt thấp. Hiệu suất tổng thể nâng cao 40%, thời gian sản xuất rút ngắn 30% 

Case stud 3

Doanh nghiệp Rold (Ý), quy mô khoảng 250 nhân viên. Trước khi số hóa, họ thực hiện tối ưu hóa sản xuất với phương pháp “quản lý tinh gọn”. Sau khi thiết lập nền tảng số hóa, các cấp quản lý có thể phản ứng ngay lập tức với sự thay đổi đa dạng hóa trong thị trường và khách hàng. Nền tảng thu thập dữ liệu sản xuất theo thời gian thực, thông qua giao diện đơn giản và trực quan, mọi hoạt động trong nhà máy đều đạt được TPM (Quản lý sản xuất toàn diện, Total Productive Maintenance)

Case stud 4

Nhà máy Gimo (Sandvik, Thụy Điển) chuyển đổi số hóa thành công nhờ vào việc đào tạo chuyên sâu cho nhân viên và duy trì các kiến thức chuyên môn. Giúp nhân viên nâng cao năng lực thu thập các thông tin sản xuất, và đưa ra các ý kiến có giá trị.

Tổng kết

Chuyển đổi số tức là mượn các công cụ công nghệ để số hóa các dữ liệu, thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, bằng các công cụ công nghệ này để tích hợp dữ liệu tổng thể. Điều này sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và đạt tới mục tiêu chuyển đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố chuyển đổi số chính là tổ hợp cơ chế vận hành của doanh nghiệp (như tối ưu hóa quy trình vận hành và hệ thống quản lý trực quan, v.v.), và các hệ thống hỗ trợ (như nền tảng hệ thống phần mềm có thể mở rộng, văn hóa tổ chức, bồi dưỡng năng lực nhân viên, lưu trình công tác nhanh nhẹn v.v)

Muốn tiến hành chuyển đổi số doanh nghiệp có thể bắt tay từ quy mô nhỏ, ví dụ từ những sản phẩm và dây chuyền sản xuất chiến lược hay một nhà máy. Sau khi chuyển đổi thành công, doanh nghiệp có thể sao chép mô hình này tới các lĩnh vực khác.

Tới đây, bạn có thể đánh giá thực trạng doanh nghiệp với những mô hình đề cập trên, hãy tìm ra những điều cần đổi mới và cải thiện?

—————————————————————————————§ END §——————————————————————————————

Digiwin Software ASEAN

Official Youtube channel

Digiwin Software Việt Nam

Official Facebook fanpge

Digiwin Software Việt Nam

Zalo Official Account