8 bước doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện để tiến tới Công nghiệp 4.0 | Digiwin Software (Vietnam)

8 bước doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện để tiến tới Công nghiệp 4.0

8 bước doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện

để tiến tới Công nghiệp 4.0

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, dữ liệu là một “năng lượng” mới. Trong bối cảnh Công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cần quản lý một lượng dữ liệu lớn theo thời gian thực.

Điều này đưa ra các thách thức cho ngành công nghiệp sản xuất tại Malaysia. Nhiều nhà sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp SME vẫn hoạt động với lượng dữ liệu và phân tích rất ít.

Tuy nhiên, nhiều công ty sản xuất địa phương rất cố gắng để tìm ra cách cải thiện quy trình và triển khai công nghệ để tiến tới Công nghiệp 4.0.

Các nhà sản xuất phải chuẩn bị những gì để tiến tới phát triển trong tương lai?

1. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp và quy tắc tuyển dụng

Với IR 4.0, các công ty phụ thuộc nhiều vào dữ liệu, có nghĩa là mọi người phải có khả năng quản lý dữ liệu và cung cấp thông tin để đưa ra các quyết định tốt hơn.

Trước đây, các công ty thường tuyển chọn các ứng viên có kỹ năng cụ thể; tuy nhiên với sự tiến bộ công nghệ, người lao động cần được đào tạo để có thể thích nghi và làm việc trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm CNTT và kỹ thuật.

Điều quan trọng là các công ty phải tuyển dụng các nhân viên với các bối cảnh khác nhau. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đột phá nền văn hóa quá tập trung vào số liệu và sản xuất tinh gọn.

Đồng thời, điều này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những ý tưởng và phương pháp mới. Đây có thể là một thách thức đối với một số công ty, nhưng điền này lại rất quan trọng nếu họ muốn thích nghi và sinh tồn trong nền kinh tế kỹ thuật số mới.

2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng

Khi nói đến cơ sở hạ tầng, các nhà sản xuất có thể suy nghĩ về việc áp dụng máy cảm biến và kết nối mạng thiết bị.

Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất theo dõi dữ liệu máy móc và họ có thể tận dụng những dữ liệu này để vận hành thiết bị hiệu quả hơn.
Với các thiết bị cảm biến này, các nhà sản xuất có thể theo dõi tình trạng máy móc, nhân viên liên quan sẽ nhận được thông báo tự động nếu có sự cố về thiết bị. Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng có thể điều chỉnh máy móc để tăng thêm hiệu quả vận hành.

Ví dụ, nếu một máy móc được sử dụng nhiều hơn bình thường, nhà sản xuất có thể sử dụng “học máy” (machine learning) thay đổi cài đặt tự động để tăng sản lượng.

3. Đầu tư máy móc, công cụ sản xuất thông minh

Bước vào IR4, các nhà sản xuất nên bắt tay vào việc kết hợp thiết bị và cảm biến IoT với máy móc của họ. Nhờ đó, thực hiện công tác theo dõi dữ liệu và xây dựng quy trình hiệu quả hơn.

Ví dụ, một nhà sản xuất có thể thêm một cảm biến để đo nhiệt độ máy móc. Nếu nhiệt độ tăng cao so với bình thường, nhà sản xuất sẽ nhận được cảnh báo, nhờ đó tiết kiệm thời gian và chi phí trong lúc phòng ngừa sự cố và sửa chữa.

Mặt khác, các nhà sản xuất có thể đầu tư vào robot cộng tác (cobot). Cobot được thiết kế để làm việc với con người, nhằm tăng sự hợp tác và hiệu quả công việc.

Lấy một doanh nghiệp sản xuất xe hơi làm ví dụ. Nếu họ sử dụng máy cắt laser, trong lúc sử dụng sẽ tạo ra khói độc, nó sẽ gây nguy hiểm cho nhân viên. Bây giờ, nhà sản xuất có thể lập trình cho cobot để làm việc với máy cắt laser để cắt bộ phận kim loại. Nhờ đó bảo vệ nhân viên và cung cấp môi trường lao động an toàn hơn.

4. Kiểm tra và giám sát dữ liệu sản xuất

Các nhà sản xuất nên bắt đầu theo dõi dữ liệu máy móc để hiểu rõ những gì đang xảy ra trong quá trình sản xuất. Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất đưa ra quyết định tốt hơn và tìm ra cách cải thiện quy trình làm việc.

Ví dụ, nếu máy móc không sản xuất đủ số lượng hay quá trình này mất quá nhiều thời gian, nhà sản xuất có thể kiểm tra dữ liệu để tìm ra nguyên nhân tương ứng. Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất giải quyết vấn đề và tăng năng suất.

Nếu doanh nghiệp giám sát dữ liệu sản xuất với nền tảng IIoT, họ có thể tích hợp dữ liệu với các hệ thống khác để có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động thiết bị.

Ví dụ, nhiều nền tảng IIoT có thể tích hợp với hệ thống thông tin hoạt động máy móc (OIS) hoặc hệ điều hành máy tính (COS). Điều này hỗ trợ nhà sản xuất cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, cũng như xem xét các dữ liệu hoạt động khác, như vị trí hàng tồn kho.

5. Phân tích dữ liệu và tự động hóa nhà máy

Bây giờ các nhà sản xuất có thể hay biết những gì đang xảy ra trong nhà máy với dữ liệu real-time. Đồng thời họ có thể tự động hóa quy trình để cải thiện hiệu quả và tính hợp lý của quy trình.

Bằng cách kiểm tra dữ liệu sản xuất với các công cụ phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể tìm ra những quy trình sản xuất nào hao tốn thời gian không cần thiết, quy trình này được thực hiện bởi nhân viên nào, cũng với những tình huống ngoại lệ có thể xảy ra.

Họ cũng sẽ có thể xác định những bộ phận nào có thể tự động hóa cũng như những công việc nào cần được thực hiện bởi nhân viên.
Chọn đúng phần mềm tự động hóa sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong lúc mở rộng quy mô phát triển. Nhờ đó, các nhà sản xuất có thể tăng tốc phản ứng với các đơn hàng khách hàng. Họ sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào đổi mới và cải thiện sản phẩm của mình.

6. Áp dụng kỹ thuật in 3D trong quá trình sản xuất

Các nhà sản xuất áp dụng kỹ thuật in 3D vào quy trình sản xuất. Kỹ thuật in 3D đã tiến bộ vượt bậc trong nhiều năm qua và bây giờ đã có khả năng tạo ra các bộ phận kim loại. Kỹ thuật này hỗ trợ nhà sản xuất tạo ra các bộ phận độc đáo và tối ưu hóa thiết kế.

Trước đây, công ty phải tạo ra các khuôn mẫu cho thiết kế nguyên mẫu. Nhưng điều này lại rất tốn kém. Bây giờ, các nhà sản xuất có thể tạo ra mô hình 3D cho thiết kế nguyên mẫu với chi phí thấp hơn.

Kỹ thuất in 3D đẩy nhanh quá trình thiết kế của các nhà sản xuất. Ví dụ, một công ty xây dựng mô hình 3D cho tất cả bộ phận xe mới. Sau đó thực hiện tối ưu hóa thiết kế, nhờ đó tiết kiệm thời gian thiết kế xe mới và các sản phẩm khác.

7. Áp dụng AI và robot cho quy trình sản xuất

Đó sẽ là một bước tiến vướt bậc nếu doanh nghiệp triển khai AI và robot trong quy trình sản xuất của mình.

Các nhà sản xuất có thể sử dụng phần mềm để lập trình máy móc và robot để xử lý một số công việc nhất định. Nhờ đó, các nhà sản xuất có thể xử lý nhiều đơn hàng hơn, giao hàng sớm hơn và tiết kiệm một phần nhân lực.

Do hiệu quả làm việc máy móc ưu hơn con người. Với tự động hóa, các công ty đạt được khả năng mở rộng và lợi nhuận cao hơn.

Đương nhiên để đạt được điều này, tiền đề là các nhà sản xuất sử dụng đúng thiết bị và phần mềm. Nếu không, họ không thể hưởng lợi từ những công nghệ này.

8. Khám phá cơ hội trong Metaverse

Ngày càng nhiều doanh nghiệp hướng tới Công nghiệp 4.0, họ cần một nền tảng để chia sẻ dữ liệu và cộng tác với nhau. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn và tìm ra những cách mới để giải quyết các vấn đề mà họ có thể gặp phải.

Để giải quyết vấn đề này, các daonh nghệp đã tạo ra các mạng xã hội được gọi là metaverses. Các công ty có thể chia sẻ dữ liệu và làm việc cùng nhau để tăng hiệu quả.

Ví dụ, Siemens và ABB đã hợp tác với nhau để tạo ra một mạng xã hội có tên ABB Ability. Nền tảng này cho phép các công ty quản lý vận hành, hợp tác với các doanh nghiệp khác và phân tích dữ liệu cùng nhau.

Có nhiều công ty khác đã phát triển các nền tảng tương tự, bao gồm SAP của Leonardo, GE của Predix và Oracle của Oracle Digital Transformation.

Kết luận

Khi các doanh nghiệp hoạt động trong một thế giới kỹ thuật số, họ cần đảm bảo quy trình của họ theo kịp nhịp bước hiện tại. Điều này đồng nghĩa với các doanh nghiệp cần nâng cấp vận hành, quản lý dữ liệu và đổi mới.

Họ cần suy nghĩ xa hơn về các mô hình kinh doanh, tập chung vào kỹ năng nhân viên, nguồn lực tài chính có sẵn cũng như mức độ sẵn sàng của nhân viên khi áp dụng các công nghệ mới.

Cuối cùng là mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc triển khai các công cụ để hướng tới Công nghiệp 4.0.

Doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện 8 bước này để tiến tới Công nghiệp 4.0

  1. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp và quy tắc tuyển dụng
  2.  Nâng cấp cơ sở hạ tầng
  3.  Đầu tư máy móc, công cụ sản xuất thông minh
  4.  Kiểm tra và giám sát dữ liệu sản xuất
  5.  Phân tích dữ liệu và tự động hóa nhà máy
  6.  Áp dụng kỹ thuật in 3D trong sản xuất
  7.  Áp dụng AI và robot trong sản xuất
  8.  Khám phá cơ hội trong Metaverse

 

————————————————————————————§ END §———————————————————————————

Digiwin Software ASEAN

Official Youtube channel

Digiwin Software Việt Nam

Official Facebook fanpge

Digiwin Software Việt Nam

Zalo Official Account

028-73070788