Kinh tế tuần hoàn là gì? Apple đã đạt trung hòa carbon như thế nào từ bước thiết kế sản phẩm | Digiwin Software (Vietnam)
Chat hỗ trợ
Chat ngay

Kinh tế tuần hoàn là gì? Apple đã đạt trung hòa carbon như thế nào từ bước thiết kế sản phẩm

Phải bắt đầu như thế nào để hiện thực hóa môi trường bền vững trên toàn bộ vòng đời sản phẩm? Làm thế nào để vận dụng kinh tế tuần hoàn tạo ra sản phẩm “trung hòa carbon”? Apple đã làm gì mà đạt được trung hòa carbon từ bước thiết kế sản phẩm? Cùng tìm hiểu nhé!

Mục tiêu “trung hòa carbon” dựa trên khái niệm tái chế bền vững

Tinh thần cơ bản của nền kinh tế tuần hoàn là 3R. Theo định nghĩa của Cơ quan Bảo vệ Môi trường, 3R là giảm thiểu (Reduce), tái sử dụng (Reuse) và tái chế (Recyle), nghĩa là tất cả tài nguyên đều có thể được tái sử dụng, giảm việc sử dụng nguyên liệu thô và giảm phát sinh chất thải, với mục tiêu chung cuộc là “không sản sinh chất thải” trong vòng đời của sản phẩm (Product Life Cycle), bao gồm từ việc lựa chọn nguyên liệu đến sản xuất, sử dụng và tái chế.

Trước đây, vòng đời sản phẩm chủ yếu được nói đến theo quy trình tuyến tính một chiều “từ cái nôi đến nấm mồ” (cradle to grave). Cũng tức là toàn bộ tài nguyên và năng lượng trong nguyên liệu, linh kiện hoặc quá trình gia công sản phẩm đều sẽ được sử dụng trong một lần rồi loại bỏ, trở thành rác thải trên trái đất.

Vậy, nếu khái niệm 3R được áp dụng ngay từ những giai đoạn đầu trong quá trình phát triển và thiết kế sản phẩm, thì vòng đời của sản phẩm sẽ được kéo dài và trở thành mô hình “từ cái nôi đến cái nôi” (cradle to cradle – C2C), để tất cả tài nguyên và đầu ra được sử dụng trong quá trình sản xuất đều có thể được tái chế, dù là sản phẩm, vật liệu, linh kiện, năng lượng hay sản phẩm phụ trong quá trình gia công (như CO2 hoặc nước thải, v.v.), đều có thể được thu hồi và tái sử dụng, hình thành một chu trình khép kín, bền vững và không lãng phí.
Việc phát triển và thiết kế sản phẩm theo mô hình C2C có thể giúp tăng tỷ lệ sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau, giảm phát sinh chất thải, giảm lượng khí thải khí nhà kính và nâng cao hơn nữa giá trị nội tại của sản phẩm. Đây chính là sản phẩm xanh với khái niệm bền vững, cũng là phương pháp khả thi nhất để đạt đến mục tiêu trung hòa carbon và ESG.

Kinh tế tuần hoàn là gì?

Kinh tế tuần hoàn là khi vòng đời của sản phẩm đi theo mô hình C2C, tức là tất cả các vật liệu và thành phần liên quan của sản phẩm hoặc các năng lượng, tài nguyên và sản phẩm phụ khác nhau trong quá trình sản xuất đều có thể được tái chế thành sản phẩm mới, hoặc tài nguyên được tái sử dụng để tạo thành hàng hóa có giá trị theo một cách có tính tuần hoàn.

Kết hợp với thượng nguồn và hạ nguồn của ngành, bao gồm chuỗi cung ứng ở các giai đoạn khác nhau như sản xuất vật liệu, sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ, tái chế năng lượng và tài nguyên, hay các mô hình kinh doanh mới khác trước đây như chia sẻ sản phẩm, dịch vụ hóa sản phẩm, hoặc bảo trì theo hình thức tối giản v.v… sẽ hình thành nên cấu trúc của nền kinh tế tuần hoàn phát triển bền vững (Circular Economy).

Tiêm DNA của nền kinh tế tuần hoàn vào sản phẩm

Các thương hiệu quốc tế hàng đầu đều đã đặt mục tiêu “trung hòa carbon”. Để tạo ra sản phẩm “trung hòa carbon”, doanh nghiệp cần đưa DNA về tính tuần hoàn và tính bền vững vào ngay từ đầu quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm. Vậy, khi phát triển và thiết kế sản phẩm hướng tới mục tiêu trung hòa carbon và ESG, những yếu tố nào cần được quan tâm?

Lựa chọn vật liệu

Sản phẩm sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường là vật liệu được tái chế, hơn nữa trong tương lai khi không còn sử dụng nữa, vật liệu này vẫn có thể được tái chế và tái sử dụng, giúp giảm tỷ lệ vật liệu thô được khai thác trên trái đất. Bên cạnh đó, vật liệu cũng là một phần trong tính toán lượng phát thải khí nhà kính, vì vậy yêu cầu đối với quy trình sản xuất và hình thức phân phối của nhà cung cấp vật liệu cũng phải thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng nhất có thể.

Ví dụ: Từ năm 2021, Apple đã sử dụng 100% kim loại nhôm tái chế để làm vỏ của nhiều dòng sản phẩm.

RoHS xác định các vật liệu có hại cho sức khỏe con người và môi trường, đồng thời REACH công bố các quy tắc về sử dụng hóa chất an toàn. Khi lựa chọn vật liệu để thiết kế sản phẩm, trước tiên ta nên xem xét loại vật liệu nào sẽ không gây ảnh hưởng hoặc gây tác hại đến môi trường và cơ thể con người. Đồng thời nên công khai mức độ tuân thủ của sản phẩm đối với quy phạm của RoHS và REACH.

Mô-đun hóa và thiết kế theo vật liệu dùng chung

Nếu một sản phẩm hoặc linh kiện đã thông qua các thử nghiệm và quy định về độ tin cậy, quy định an toàn, kiểm kê carbon hoặc các báo cáo kiểm tra khác nhau, thì sản phẩm hoặc linh kiện đó nên được mô-đun hóa và thiết kế theo hướng vật liệu dùng chung. Như vậy sẽ giúp giảm chi phí R&D trùng lặp, tăng cơ hội tái sử dụng, giảm khối lượng công việc cũng như tài nguyên bị lãng phí (rework) trong quá trình phát triển sản phẩm hoặc lựa chọn thu mua nguyên vật liệu.

Thiết kế có thể tháo rời

Thiết kế theo mô-đun hóa thường sẽ cho phép các sản phẩm có thể tháo rời, giúp sản phẩm dễ dàng sửa chữa, nâng cấp và tái sản xuất.
Khi sản phẩm bị hỏng một phần, nó có thể dễ dàng thay thế linh kiện khác; trường hợp có bản cập nhật chức năng trong tương lai, việc nâng cấp chức năng cũng có thể được hoàn thành thông qua việc thay thế một phần mô-đun. Tất cả những điểm này đều sẽ kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và giảm phát sinh chất thải.

Ví dụ: Tháng 4 năm 2022, Apple công bố “Kế hoạch tự sửa chữa” (Self Service Repair), bao gồm series iPhone 12, 13, đều cho phép người dùng tự sửa chữa.

Thiết kế Lite

Dù là sản phẩm hay bao bì cũng nên được thiết kế với số lượng và khối lượng vật liệu ít nhất. Ví dụ: giảm bớt các chức năng không cần thiết trên sản phẩm, giảm không gian không cần thiết trong bao gói, và tạo ra sản phẩm nhẹ nhất, hợp lý nhất. Bằng cách này, có thể sử dụng ít không gian nhất trong quá trình lưu kho và phân phối sản phẩm, đồng thời có thể giảm lãng phí năng lượng không cần thiết để đạt được hiệu quả cao nhất.

Ví dụ: Đầu nối sạc và tai nghe vốn là những vật dụng thiết yếu đối với con người, vì vậy bắt đầu từ dòng iPhone 12, Apple đã không cung cấp hai phụ kiện này nữa, không gian đóng gói được giảm 70%, hơn nữa bao bì bên ngoài cũng không còn sử dụng màng niêm phong bằng nhựa.

Thiết kế theo định hướng tái chế

Khi bắt tay vào thiết kế đã nên cân nhắc sao cho các sản phẩm, vật liệu và bao bì có thể được thu hồi và tái sử dụng (ví dụ: tuân thủ các yêu cầu về tỷ lệ tái chế của WEEE), đồng thời xem xét đến việc chất thải có thể được tái chế và xử lý.

Ví dụ: Để tối đa hóa hiệu quả tái chế, Apple đã phát triển máy tái chế Taz để giúp tái chế nhiều nguyên tố đất hiếm quý giá hơn.

Chuyển đổi số giúp đẩy nhanh việc tạo ra các sản phẩm “trung hòa carbon”

Khi khách hàng yêu cầu về mục tiêu trung hòa carbon và ESG, thì doanh nghiệp đã nên xác định cách mà sản phẩm sẽ đạt được tính bền vững tuần hoàn ngay từ khi bắt đầu phát triển/ thiết kế. Thông qua giải pháp chuyển đổi số, chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị và sẵn sàng cho một nền kinh tế bền vững, và làm chủ mọi khâu quan trọng trong vòng đời sản phẩm.

Các hệ thống phần mềm số hỗ trợ công tác R&D và thiết kế sản phẩm. Dựa vào cơ sở dữ liệu, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tìm được nhà cung cấp đáp ứng điều kiện mua hàng của khách hàng, và lựa chọn vật liệu hoặc linh kiện đáp ứng các quy định về môi trường. Thông qua cấu trúc BOM của sản phẩm và linh kiện, bộ phận R&D có thể sử dụng các nguyên liệu dùng chung có thiết kế tương tự một cách nhanh hơn và chính xác hơn, để tối đa hóa lợi ích của việc mô-đun hóa thiết kế. Hệ thống phần mềm còn giúp hồ sơ sản phẩm được hoàn thiện hơn, bằng cách tích hợp trực tiếp thông tin số bằng công nghệ IoT, tạo nền tảng cho một hồ sơ sản phẩm xanh và đánh giá chứng chỉ kiểm kê carbon.

Bạn đã sẵn sàng trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng, tiêm gene của nền kinh tế tuần hoàn ngay từ khi bắt đầu thiết kế sản phẩm chưa?

Theo dõi Digiwin trên các nền tảng mạng xã hội & chia sẻ infographic để cập nhật những thông tin hữu ích trong ngành sản xuất nhé!