Nguồn: Học viện tri thức Digiwin _ Digiwin Institute of Knowledge
Báo cáo tài chính là hồ sơ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Hiểu báo cáo tài chính là kiến thức cơ bản cần thiết của một đội ngũ vận hành, song đa số các nhà quản lý lại không có nền tảng chuyên môn về tài chính, vì vậy thường gặp phải một số tình huống khó xử…
Ví dụ: đọc không hiểu báo cáo tài chính, nghe không hiểu báo cáo của bộ phận tài chính, không có ngôn ngữ chung, có số liệu kinh doanh nhưng không thể phân tích hiệu quả kinh doanh v.v.
Do đó, bất kể là nhà điều hành, chủ doanh nghiệp mới, nhân viên, tổng giám đốc, quản lý các bộ phận hay là người mới bước vào lĩnh vực tài chính, cũng nên học cách đọc hiểu báo cáo tài chính để phát hiện vấn đề và đưa ra quyết định dựa trên số liệu báo cáo tài chính.
Thường bao gồm tòa nhà văn phòng, kho nguyên liệu, kho thành phẩm, khu vực kiểm nhận hàng, khu vực xuất hàng, dây chuyền sản xuất, dây chuyền đóng gói v.v..
Thường bao gồm trụ sở chính, bộ phận kinh doanh, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, tài chính và quản lý, cùng bộ phận sản xuất (chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất), và bộ phận kỹ thuật sản xuất (chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm, chất lượng và kỹ thuật).
Sau khi các cổ đông đầu tư vốn và nguồn lực vào, doanh nghiệp sẽ chính thức khởi động cơ chế hoạt động, bao gồm thu mua nguyên liệu, kiểm nhận hàng nhập, tiến hành cấp liệu, sản xuất, gia công, lắp ráp, kiểm tra thành phẩm, hoàn thành sản phẩm, giao hàng dựa theo đơn đặt hàng hoặc kế hoạch sản xuất, cuối cùng thu hồi công nợ và thanh toán hóa đơn. Các hoạt động này được ghi nhận lại và kết toán theo công thức xử lý kế toán trên hệ thống, và tổng hợp thành báo cáo kết quả hoạt động doanh nghiệp, còn gọi là báo cáo tài chính.
Tùy nhu cầu quản lý khác nhau mà báo cáo tài chính có thể có nội dung khác nhau. Theo yêu cầu pháp lý, bốn báo cáo tài chính bắt buộc là: báo cáo lãi lỗ, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo thay đổi quyền sở hữu cổ đông. Ngoài ra, dựa trên trục thời gian, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, báo cáo tài chính sẽ có ba chức năng chính như sau:
Doanh nghiệp thường kiểm tra báo cáo tài chính năm trước vào đầu năm mới để xem kinh doanh có lãi không, cơ cấu tài chính có lành mạnh không, và từ đó đánh giá khả năng quản lý. Thông qua báo cáo tài chính, chủ doanh nghiệp hoặc cổ đông có thể biết doanh nghiệp có được quản lý tốt không. Nếu kết quả vượt mục tiêu, có thể thưởng thêm cho nhân viên và nhà điều hành; nếu không đạt hiệu suất, tổ chức cũng có thể kịp thời xem xét lại thiết bị và tổ chức nhân sự.
Doanh nghiệp có thể quyết toán báo cáo tài chính hàng tháng và quý đầu năm vào tháng 4, như bảng lãi lỗ hàng tháng sẽ giúp doanh nghiệp so sánh lãi lỗ, tăng trưởng hoặc suy giảm của ba tháng đầu. Ngoài ra, thông thường tháng 2 là Tết Nguyên đán, nên xét từ góc độ Quý sẽ không có chênh lệch lớn như báo cáo tháng; Đối với ngành điện tử, quý IV có kỳ nghỉ Giáng sinh và tổng kết cuối năm, vì vậy thường sẽ có doanh số cao hơn ba quý đầu.
Để giúp nhà đầu tư nắm bắt nhanh chóng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, Luật Chứng khoán đều quy định rõ thời gian công bố báo cáo tình hình kinh doanh hàng tháng, báo cáo quý và báo cáo tài chính bán niên của công ty niêm yết.
Nếu doanh thu công ty giảm, ta cần phân tích đó là do yếu tố thị trường, do tiếp thị hoặc bán hàng yếu kém, có cần lập kế hoạch khuyến mãi để kích thích nhu cầu mua sắm không. Nếu Giám đốc Tài chính nhận thấy lượng tiền mặt đang ít, lo lắng thâm hụt vốn, sẽ cần kiểm soát chặt chẽ việc thu hồi các khoản công nợ phải thu và theo dõi, phân tích các chi phí liên quan, kiểm tra tình hình thanh toán có hợp lý không.
Báo cáo tài chính loại dự toán hoặc dự báo có thể giúp doanh nghiệp có cái nhìn sơ lược về tình hình hoạt động trong tương lai. Doanh nghiệp thường sẽ xác nhận trước các hạng mục doanh thu, đầu tư tài sản, chi phí liên quan đến việc vận hành để lập ngân sách tiền mặt, sản xuất, bán hàng, chi phí và vốn hàng tháng, làm cơ sở cho việc lập báo cáo tài chính dự toán. Báo cáo tài chính dự toán thường được lập vào đầu năm sau khi hoàn thành dự toán hàng năm, với các chức năng chính sau:
• Mục tiêu cả năm: Ví dụ, quý 1 dự kiến bảng lãi lỗ với doanh thu 1000 tỷ, thực tế doanh thu 800 tỷ, thì cần phân tích và kiểm tra lý do không đạt mục tiêu dự kiến.
• Kế hoạch tài nguyên: Ví dụ, doanh nghiệp dự kiến đạt doanh thu 1000 tỷ, tăng trưởng 20%, thì sẽ cần lập trước kế hoạch nhu cầu về tài nguyên, như tuyển dụng nhân tài, hay đầu tư thiết bị sản xuất v.v.
• Nhu cầu vốn: Ví dụ, quý 3 có thể thiếu vốn 100 tỷ, thì cần lập trước kế hoạch huy động vốn ngắn và dài hạn.
• Cam kết kinh doanh: Nếu kết quả kinh doanh năm nay không như dự kiến, để tiếp tục nhận được sự ủng hộ của cổ đông, đội ngũ điều hành cần thể hiện quyết tâm cải thiện kết quả kinh doanh, và báo cáo tài chính này sẽ tương đương một cam kết dữ liệu cụ thể.
Quý doanh nghiệp đã có thể xem xét toàn bộ các vấn đề này thông qua báo cáo tài chính của công ty chứ? Các báo cáo tài chính đã có thể hoàn thành trước thời gian cần xem xét chưa? Nếu Quý doanh nghiệp chưa thể đánh giá được những điều trên, hãy để ERP của Digiwin hỗ trợ điều này! Liên hệ ngay với Digiwin.
Lời nhắn:
Vui lòng chọn nội dung phù hợp:
Please wait while processing