Tại sao ESG là chủ đề doanh nghiệp không thể làm lơ? | Digiwin Software (Vietnam)
Chat hỗ trợ
Chat ngay

Tại sao ESG là chủ đề doanh nghiệp không thể làm lơ?

Tại sao ESG

là chủ đề doanh nghiệp không thể làm lơ?

Tại sao doanh nghiệp cần ngay lập tức chú trọng đến ESG?

Lợi ích của các bên liên quan ra sao khiến doanh nghiệp cần phải bắt đầu thực hiện ESG?

Những yếu tố nào thúc đẩy doanh nghiệp phải đối mặt với các chỉ số ESG?

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp và thương hiệu quốc tế như Apple, Nike, AmazonGoogle đã đặt ra yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt đối với chuỗi cung ứng về các vấn đề ESG, trung hòa carbon và môi trường bền vững. Các chính phủ trên khắp thế giới thì ngày càng áp đặt các quy định chặt chẽ hơn về cắt giảm khí thải carbon. Các tổ chức tài chính đã sử dụng việc “triển khai phát triển môi trường bền vững” làm một trong các chỉ số để đánh giá rủi ro trong việc cho vay.

Những xu hướng trên hiện đang diễn ra cùng lúc. Khi mà các bên liên quan đến doanh nghiệp đều ngày càng quan tâm đến các dự án về ESG, nếu doanh nghiệp không đối mặt với ESG và bắt đầu lên kế hoạch ngay lập tức, có thể sẽ mất đi cơ hội hợp tác với các khách hàng quan trọng trong chuỗi cung ứng, phải trả các loại thuế carbon cao do lượng khí thải carbon, hoặc phải đối mặt với các yêu cầu về môi trường bền vững và nhận các điều kiện cho vay ngặt nghèo hơn từ các ngân hàng.

Tại sao ESG lại là một chiến lược trọng tâm mà doanh nghiệp cần quan tâm ngay lúc này? Dưới đây là những lực đẩy và lực kéo của ESG đối với các bên liên quan của doanh nghiệp:

Yêu cầu của khách hàng đối với chuỗi cung ứng

Bất kể là các thương hiệu hàng đầu thế giới hay doanh nghiệp trong và ngoài nước, vì mục tiêu và cam kết của chính họ về bảo vệ môi trường, cần có sự phối hợp từ cấp trên đến cấp dưới trong chuỗi cung ứng.

Apple đã đặt mục tiêu đến năm 2030 thì bản thân công ty, chuỗi cung ứng và các sản phẩm Apple sẽ đạt được trạng thái carbon-neutral (trung hòa carbon). Các giai đoạn trong vòng đời của tất cả sản phẩm đều phải được thiết kế theo khái niệm carbon thấp. Do đó, Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường để sản xuất sản phẩm và gia tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế.

Google thì đang tích cực thúc đẩy môi trường bền vững, chủ yếu trong quản lý năng lượng. Từ việc tăng tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng xanh (như năng lượng mặt trời, năng lượng gió) cho đến yêu cầu các nhà cung cấp cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng, nhằm đạt được mục tiêu sử dụng năng lượng không carbon (Carbon-Free Energy) vào năm 2030.

Có thể thấy, để trở thành một nhà cung cấp đủ điều kiện cho các khách hàng quốc tế hàng đầu, doanh nghiệp cần phải là một nhà cung cấp bền vững đáp ứng các yêu cầu về ESG. Vì vậy, ESG là một vấn đề không thể né tránh đối với doanh nghiệp.

Việc tiến hành kiểm soát carbon là yêu cầu cơ bản ban đầu của nhiều khách hàng Châu Âu và Mỹ đối với chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp nên chuẩn bị sớm để hiểu về tình hình khí thải carbon của chính mình và lập kế hoạch cắt giảm khí thải dựa trên dữ liệu về lượng khí thải carbon.

Quy định môi trường toàn cầu

Để đáp ứng tuyên bố toàn cầu về net zero carbon, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và Nhật Bản đã cam kết hoàn thành vào năm 2050, trong khi Trung Quốc đặt kế hoạch đạt được vào năm 2060. Liên minh châu Âu còn đề xuất trong “Dự thảo Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon” (CBAM) rằng các doanh nghiệp cần phải nộp báo cáo về khí thải carbon vào năm 2023 và bắt đầu chịu thuế carbon vào năm 2026, đồng thời phải tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các nước như Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng đã đưa cơ chế “Điều chỉnh Biên giới Carbon” vào quy định nội địa của mình, áp đặt thuế carbon và yêu cầu cắt giảm khí thải carbon.

Do đó, hiện nay, các doanh nghiệp cần phải ngay lập tức thực hiện các biện pháp như kiểm soát carbon để tiết lộ lượng khí thải của chính mình, xác định dấu chân carbon tổng thể của doanh nghiệp và nghĩ về cách giảm lượng khí thải để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế về carbon-neutral. Sử dụng hệ thống phần mềm số hóa để kiểm soát carbon và quản lý năng lượng có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm khí thải carbon nhanh chóng hơn.

Tầm quan trọng của quản lý rủi ro

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố bảng báo cáo rủi ro toàn cầu hàng năm, và trong báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2022 mới nhất (https://www.weforum.org/reports/global-risks-report-2022), nó đã nhấn mạnh mối liên hệ lớn giữa các rủi ro dài hạn và khí hậu. Trong những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu trở nên khắc nghiệt. Doanh nghiệp thường xuyên nghe thấy các thông tin về những vấn đề như thiếu nước, thiếu điện do khí hậu, dẫn đến các trường hợp dừng hoạt động tạm thời. Điều này cho thấy thông tin trong các báo cáo tài chính trong quá khứ đã không còn phản ánh đủ và đúng tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nữa.

Do tác động của biến đổi khí hậu cùng với các vấn đề như căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và dịch bệnh, đã gây ra những vấn đề về nguồn cung không thể đáp ứng, khiến việc đánh giá rủi ro trở thành một chỉ số quan trọng. Nếu không thể đưa ra các biện pháp ứng phó với rủi ro trong quản lý về môi trường khí hậu và các lĩnh vực khác, có thể sẽ khiến doanh nghiệp mất đi nhiều khách hàng quan trọng.

Trước đây, các chỉ số rủi ro được xem xét bởi doanh nghiệp, ngân hàng và nhà đầu tư chỉ đơn thuần liên quan đến tài chính. Chẳng hạn như tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI), dòng tiền và mô hình kinh doanh trong bảng báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu bùng nổ và sự bất ổn toàn cầu, kiến trúc đa chiều của ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty) sẽ mang lại sự linh hoạt toàn diện hơn về khả năng quản lý rủi ro cho các doanh nghiệp.

Trên thương trường quốc tế cạnh tranh khốc liệt, nếu doanh nghiệp không có kế hoạch sử dụng cấu trúc ESG để quản lý rủi ro toàn diện hơn, làm thế nào để có thể tăng cường sự linh hoạt và đạt được mô hình kinh doanh bền vững? Làm thế nào để khách hàng có thể tin tưởng vào doanh nghiệp?

Quy định tài chính và lợi ích

“Nguyên tắc Xích đạo” (Equator Principles, EP) là một khung quản lý rủi ro được Barclays Bank, Citigroup, Deutsche Bank và Netherlands Bank chung tay đề xuất lần đầu vào năm 2003. Các dự án tài chính áp dụng “Nguyên tắc Xích đạo” sẽ xem xét các yếu tố liên quan đến bền vững như “bảo vệ môi trường, đạo đức kinh doanh, quản lý rủi ro” là các chỉ số đánh giá rủi ro cho việc cấp tín dụng.

Hình ảnh thị trường

Khi suy nghĩ về hình ảnh của một doanh nghiệp, thực chất đó bao gồm các yếu tố như bảo vệ môi trường (ví dụ: bảo tồn sinh thái, sản xuất xanh), trách nhiệm xã hội (ví dụ: quan hệ lao động, bảo vệ nhân quyền) và quản trị công ty (ví dụ: đạo đức kinh doanh, hành vi doanh nghiệp). Đó cũng chính là ba thành phần chính của ESG (Enviroment – Social – Governance).

Gần đây, cả nhà đầu tư, tổ chức tài chính và người tiêu dùng đều rất quan tâm đến hình ảnh của các doanh nghiệp mà họ mua hàng hoặc đầu tư. Nếu có doanh nghiệp có hình ảnh thị trường tốt, sẽ dễ dàng thu hút sự yêu thích và tin tưởng từ đối tác tiềm năng, nhà đầu tư, tổ chức tài chính và người tiêu dùng.

ESG đã trở thành một chủ đề không thể thiếu đối với các doanh nghiệp

ESG đang trở thành yêu cầu bắt buộc của các thương hiệu đối với chuỗi cung ứng, tác động đến các tiêu chuẩn môi trường quốc tế, các điều khoản – điều kiện của luật pháp và các ưu đãi tài chính. Nó cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự yêu thích của người tiêu dùng đối với thương hiệu, cũng như là phương thức hỗ trợ doanh nghiệp quản lý rủi ro toàn diện hơn. ESG là một hiệu ứng không thể đảo ngược của xu hướng toàn cầu, vì thế doanh nghiệp nên nhìn nhận cơ hội này một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên, tài nguyên của doanh nghiệp có hạn. Doanh nghiệp trước tiên cần kiểm tra xem những dự án ESG nào mà các bên liên quan quan tâm nhiều nhất, tiến hành đồng bộ cùng kế hoạch chuyển đổi số phù hợp với đặc điểm và chiến lược của doanh nghiệp, thực hiện tích cực các “Mục tiêu quan trọng để thực hiện ESG”, giúp doanh nghiệp vừa tăng cường hiệu suất kinh doanh, vừa củng cố vị thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng.