Đối với các nhà máy và dây chuyền sản xuất có một quy mô nhất định, đôi lúc nhà máy phải tạm ngưng chuyền chỉ vì một linh kiện phát sinh vấn đề, hay cần bảo trì thiết bị khi vật liệu đã cấp đủ, hay nhân viên phải hỏi liên tục do họ không ràng SOP. Những tình huống này hay xảy ra trong nhà máy và những điều này rất tốn thời gian và nhân lực. Bây giờ, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ, khiến việc quản lý trở nên dễ dàng hơn. Sau đây là 5 câu hỏi các vị quản lý có thể suy nghĩ thêm về tác dụng của nối mạng thiết bị trong việc hỗ trợ giám sát và xử lý công việc từ xa với chiếc điện thoại của họ.
1. Xác nhận vật liệu – Theo dõi và đảm bảo vật liệu đầy đủ
Bất kể gia công đơn giản hay lắp ráp sản phẩm, công việc đầu tiên là chuẩn bị đầy đủ vật liệu. Đối với một số nhà máy có quy mô, họ sẽ chuẩn bị hàng tồn kho an toàn, dự phòng tình huống đơn gấp. Nhưng đối với các nhà máy nhỏ, họ không có không gian để lưu trữ nguyên liệu. Vì vậy khi tiếp nhận đơn hàng, ta cần đo lường thời gian chuẩn bị và giao hàng. Một số nguyên liệu có thời gian giao hàng dài, ta phải đặt hàng sớm để dự phòng các trường hợp bất khả kháng. Trước khi sản xuất, dữ liệu vật tư sẽ tích hợp vào ứng dụng điện thoại di động, ta có thể xác nhận số lượng vật liệu có đủ để gia công không?
Nếu vật liệu không đủ, hệ thống sẽ thông báo ngay cho nhân viên quản lý vật liệu liên hệ với nhà cung cấp, hạn chế tình huống không thể sản xuất do gián đoạn vật liệu gây nên.
2. Tiến độ sản xuất -Quản lý thời gian sản xuất
Lịch trình sản xuất sẽ liệt kê rõ ràng tổng số lượng cần thiết, năng lực sản xuất hàng ngày ước tính và thời gian tiêu thụ từng trạm thao tác. Mọi giá trị ước tính sẽ được hiển thị và sản lượng thực tế sẽ được điều chỉnh theo điều kiện sản xuất. Tuy nhiên, người quản lý không thể quản lý mọi tình huống trên chuyền cùng một lúc. Mạng thiết bị có thể tích hợp dữ liệu vào ứng dụng di động. Khi dây chuyền hoạt động bình thường, doanh nghiệp có thể giám sát dữ liệu từ xa thông qua mạng thiết bị, đồng thời kiểm soát các bộ phận bất thường trên chuyền, nhờ đó nâng cao tính minh bạch của dây chuyền sản xuất.
3. Kinh nghiệm nhân sự – Thu thập kinh nghiệm từ các tiền bối
Khả năng thiếu hụt nhân sự có thể kéo dài trong tương lai, làm thế nào để kinh nghiệm phong phú của “”senior”” (tiền bối) được truyền lại sẽ là công việc quan trọng cho ngành công nghiệp truyền thống. Các nhà máy vừa và nhỏ thường dựa vào kinh nghiệm của các senior. Sau khi cài đặt thiết bị cảm biến thiết bị, doanh nghiệp có thể chuyển đổ các đánh giá từ kinh nghiệm thành dữ liệu trực quan. Thông qua sự thu thập và ghi chép dữ liệu, hỗ trợ người quản lý đưa ra phán xét từ xa và điều chỉnh sản xuất một cách linh hoạt. Kinh nghiệm senior chuyển thành các dữ liệu khoa học và được áp dụng trong quy hoạch sản xuất tương lai. IT và OT cũng giúp ích trong việc truyền lại kinh nghiệm senior, khiến dữ liệu trình diện trực quan hóa, giám sát vận hành thiết bị.
4. Trạng thái thiết bị – Đảm bảo thiết bị vận hành ổn định
Đa số các nhà máy dựa vào thiết bị, ta cần bảo trì thiết bị thường xuyên để duy trì sự ổn định trong quá trình sản xuất. Các nhà máy lớn thực hiện bảo trì hoặc thay thế máy móc định kỳ. Nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đa phần sử dụng máy cũ, họ sửa chữa thiết bị để tiếp tục sử dụng và không có nhiều kinh phí để thay máy mới. Vì vậy, mạng thiết bị có thể được áp dụng cho máy cũ, nhằm thu thập dữ liệu tới điện thoại di động thông qua máy cảm biến, thuận tiện cho việc giám sát từ xa và đồng bộ hóa trạng thái thiết bị. Mạng thiết bị được áp dụng cho máy cũ và không ảnh hưởng đến việc vận hành máy cũ, nhờ đó dữ liệu sản xuất được trực quan hóa và theo dõi hoạt động thiết bị.
5. Kiểm tra bảo trì – Thông báo bảo trì thiết bị định kỳ
—————————————————————————————§ END §—————————————————————————————— |
Digiwin Software ASEAN
Official Youtube channel
Digiwin Software Việt Nam
Official Facebook fanpge
Digiwin Software Việt Nam
Zalo Official Account