UP UP UP hiệu suất sản xuất | Digiwin Software (Vietnam)

UP UP UP hiệu suất sản xuất

UP UP UP!!! Hiệu suất sản xuất

Cạnh tranh trong doanh nghiệp thực chất là sự cạnh tranh về hiệu suất và giá thành (với tiền đề là đảm bảo chất lượng sản phẩm), làm thế nào để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất là vấn đề then chốt để doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời, nâng cao hiệu quả sản xuất cũng là con đường cơ bản để giảm chi phí sản xuất.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, thường gặp nhất là: vốn đầu tư, phương pháp, kỹ thuật, chất lượng, hiệu suất nhân viên, văn hóa doanh nghiệp.

  • Lý do chính mà việc đầu tư vốn ảnh hưởng đến năng suất là đầu tư thiết bị và cách sử dụng thiết bị.
  • Yếu tố kỹ thuật chủ yếu nói đến việc ứng dụng công nghệ, chỉ khi công nghệ được áp dụng đầy đủ thì mới phát huy được lợi thế của nó.
  • Hiệu quả công việc của nhân viên chủ yếu đề cập đến khả năng và động lực làm việc của nhân viên.
  • Văn hóa doanh nghiệp thì mỗi phút mỗi giây đều ảnh hưởng đến năng suất của tổ chức.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất bao gồm:

  1. Môi trường làm việc: bao gồm vật liệu, kế hoạch và thiết kế vận hành, máy móc và thiết bị, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, màu sắc môi trường, v.v.
  2. Mức độ tiêu chuẩn hoá của quy trình công nghệ: mức độ tiêu chuẩn hoá càng cao thì chất lượng sản phẩm càng cao, hiệu quả sản xuất càng cao.
  3. Tỷ lệ phế phẩm: tỷ lệ phế phẩm cao hay thấp sẽ cho biết hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên. tỷ lệ phế phẩm cao quá mức đồng nghĩa việc tài nguyên đang bị lãng phí.
  4. Việc làm lại sản phẩm cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
  5. Quy chế khuyến khích nhân viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức năng suất, sự luân chuyển thường xuyên của nhân viên cũng không có lợi cho việc bồi đắp lòng trung thành và sự gắn bó của nhân viên với công ty, càng không có lợi cho việc duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
  6. Hỏng hóc thiết bị: trong ngành sản xuất, nếu thiết bị không được sửa chữa kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất.
  7. Các yếu tố ảnh hưởng khác theo ngành cụ thể.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT PHÂN XƯỞNG?

Có nhiều cách để công ty nâng cao hiệu quả sản xuất, nhưng nhất định phải nắm bắt được những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất theo điều kiện cụ thể của ngành và của doanh nghiệp.

  1. Đầu tư thiết bị và công nghệ

Đầu tư vào thiết bị và công nghệ phù hợp nhất có thểgiúp tăng năng suất một cách hiệu quả. Thiết bị và công nghệ mới là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để tăng năng suất.

Ví dụ, Công ty A sau khi ứng dụng máy in ống đồng (in lõm), tốc độ sản xuất có thể tăng lên 350m/ phút, nhanh hơn 75% so với 200m/ phút của máy in ống đồng thông thường, giúp cải thiện đáng kể về năng suất.

  1. Loại bỏ tắc nghẽn

Hệ thống sản xuất là một tổng thể, và năng suất sản xuất tổng thể thường được quyết định bởi năng suất sản xuất khâu tắc nghẽn. Nắm bắt nhịp sản xuất của công đoạn tắc nghẽn và liên tục cải thiện nó là vũ khí quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả. Hệ thống chỉ hoạt động hiệu quả nhất khi tỷ lệ đầu ra của điểm nghẽn bằng tổng tỷ lệ đầu ra của tất cả các yếu tố đầu vào của nó.

  1. Kiểm soát chất lượng

Thông thường, trong quản lý sản xuất, chỉ cần là chất lượng tốt thì tự nhiên hiệu quả sẽ cao. Nhưng việc sửa chữa các sản phẩm bị lỗi thường ảnh hưởng gấp 3 lần đến hiệu quả. Thế nên, mấu chốt của kiểm soát chất lượng là thực hiện kiểm soát chất lượng từ đầu nguồn, nó yêu cầu phải hoàn thành công việc trong một lần, một khi có sai sót sẽ ngừng ngay công đoạn đó.

Nhân viên tiền tuyến không chỉ là người sản xuất, mà còn đóng vai trò là người giám sát chất lượng. Thông thường, các công ty dành nhiều nguồn lực để thực hiện việc kiểm tra sản phẩm đầu tiên và cuối cùng, kiểm tra toàn bộ và kiểm tra đặc biệt, song lại bỏ qua việc tự kiểm tra và kiểm tra lẫn nhau của nhân viên.

  1. Sử dụng sản xuất JIT

Sản xuất JIT là sự kết hợp của một loạt các hoạt động sản xuất, mục đích của nó là đạt được trạng thái sản xuất hàng loạt nguyên liệu thô, sản phẩm dở dang và thành phẩm trong khi vẫn giữ cho lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Trong quá trình này, các linh kiện sẽ đến công đoạn sản xuất đúng giờ, được xử lý nhanh chóng trong quy trình này và tiếp tục chuyển sang quy trình tiếp theo.

  1. Thiết lập hệ thống tổ chức sản xuất linh hoạt

Việc trải khai hàng loạt các hoạt động ứng dụng toàn diện trên bộ máy tổ chức sản xuất và vận hành, nhằm đạt đến mục đích song hành: phát triển toàn thể nhân viên và hoàn thành nhiệm vụ sản xuất với chất lượng đảm bảo.

  • Sắp xếp trạm làm việc theo lưu đồ, căn cứ vào thời lượng công việc để xác định khoảng cách và độ phức tạp, bố trí sách hướng dẫn tại trạm làm việc và làm tốt việc quản lý đầu vào nguyên vật liệu, dấu hiệu nhận biết hàng lỗi, vị trí tập trung công cụ – ê tô – máy móc thiết bị.
  • Xác định sự cân bằng của các trạm làm việc và sự thông suốt của dây chuyền, bố trí nhân viên theo trình độ một cách hợp lý, để dây chuyền sản xuất không chất đống nguyên vật liệu, dành ra một khoảng không gian nhất định, như vậy sẽ không xảy ra tình trạng bỏ sót công đoạn nữa.
  • Quan tâm đến việc quản lý nhân viên mới, chỉ định nhân viên chuyên trách đảm nhận việc hướng dẫn, phổ biến rõ ràng trách nhiệm, kiểm tra và xác nhận định kỳ.
  • Phân loại điểm mạnh của nhân viên, chú ý đào tạo, sử dụng và bổ sung, lưu tâm rèn luyện họ trong công việc hàng ngày.
  1. Cải tiến phương pháp làm việc

Thông qua việc tăng năng lực sản xuất của một hoặc một nhóm thao tác, giảm chi phí và nâng cao chất lượng để tăng hiệu quả sản xuất. Nhân viên khi sử dụng máy móc, công cụ, vật liệu và phương pháp làm việc đều có một tập hợp các thói quen, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.

  • Giữ tư thế ngồi đúng để cơ thể và bàn làm việc kết hợp hợp lý hơn, có lợi cho việc thao tác.
  • Cố gắng sử dụng cả hai tay trong quá trình sản xuất.
  • Duy trì sự di chuyển càng ngắn càng tốt trong phạm vi hoạt động để cải thiện việc sử dụng thời gian.
  • Nâng cao kỹ năng sản xuất của nhân viên (đào tạo định kỳ và đánh giá kỹ năng).
  1. Đào tạo nhân viên

Tăng cường đào tạo nhân viên, sửa đổi những hiểu biết sai của nhân viên, giảm xác suất mắc sai lầm, nâng cao nhận thức và năng lực kỹ thuật của nhân viên, đồng thời tăng năng suất một cách hiệu quả. Đầu tư khoản chi phí đào tạo thấp nhưng có thể tăng khoảng 6% năng suất mỗi năm.

  1. Kiểm soát tiến độ để tránh chờ đợi lãng phí

Doanh nghiệp phải điều hành sản xuất mỗi ngày, bố trí việc sản xuất hợp lý, giảm thiểu sự lãng phí về thời gian, nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc, giảm thời gian hỏng hóc thiết bị, giảm tài sản nhàn rỗi, tối đa hóa hiệu quả sử dụng lao động và vốn.

  1. Các chỉ số được cải thiện để đánh giá hiệu quả sản xuất ngày càng tăng của công ty

Sử dụng phương pháp tinh gọn, rút ​​ngắn thời gian giao hàng, giảm lãng phí, đưa chất lượng, sản lượng và hiệu quả lên một tầm cao mới.

Hiệu quả sản xuất là một thuộc tính quan trọng của doanh nghiệp sản xuất, đối với những vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm và phòng tránh, tích cực phối hợp với các nguồn lực để cải thiện, để doanh nghiệp hoạt động có nề nếp, trật tự.

Follow us

028-73070788