5 gợi ý chiến lược cho chuỗi cung ứng trước làn sóng "Net zero carbon" | Digiwin Software (Vietnam)
Chat hỗ trợ
Chat ngay

5 gợi ý chiến lược cho chuỗi cung ứng trước làn sóng “Net zero carbon”

5 gợi ý chiến lược cho chuỗi cung ứng

trước làn sóng “Net zero carbon”

Việc cắt giảm carbon để đạt mức trung hòa khí thải “net zero carbon” là một vấn đề không thể tránh khỏi trong chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu về quy định quốc tế liên quan và các cam kết net zero carbon, lịch trình và các mốc thời gian dự kiến của các tập đoàn thương hiệu hàng đầu thế giới, từ đó xây dựng mục tiêu cắt giảm carbon của riêng mình. Đồng thời, họ có thể tham khảo 5 gợi ý chiến lược giảm carbon do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cung cấp để xây dựng cơ sở chuyển đổi giảm carbon từ từ, chỉ khi đó mới có thể ổn định trong cơn bão cắt giảm carbon.

Khi các thỏa thuận quốc tế như “Hiệp định khí hậu Paris” và “COP26” cùng với các tập đoàn hàng đầu thế giới như Apple, Google đều cam kết đạt mục tiêu trung hòa khí thải net zero carbon, việc có thể giữ được vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghiệp quốc tế là vấn đề quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Làm thế nào để doanh nghiệp bắt đầu cắt giảm carbon ngay lập tức? Bạn có thể tham khảo các gợi ý về quá trình chuyển đổi nhằm cắt giảm carbon do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố vào tháng 1 năm 2021 trong bài viết “Thách thức net zero carbon: Cơ hội của chuỗi cung ứng” (Net-Zero Challenge: The supply chain opportunity).

Nội dung quy định quốc tế về trung hòa khí thải net zero carbon

Khái niệm trung hòa khí thải net zero emissions (trung hòa khí thải net zero carbon) được đề xuất lần đầu trong “Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu” (Paris Agreement).

Hội nghị biến đổi khí hậu thế giới lần thứ 26 (COP26) diễn ra vào tháng 11 năm 2021 tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. Hội nghị có sự tham gia của 197 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Trung Quốc và các quốc gia khác, để đạt được thỏa thuận “Glasgow Climate Pact” và thảo luận về việc chuyển đổi năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Tâm điểm của hội nghị là mục tiêu net zero emissions vào năm 2050 và thiết lập “Cam kết toàn cầu về methane” (Global Methane Pledge), trong đó gần 200 quốc gia cam kết giảm lượng khí thải không phải CO2 (như carbon/methane) xuống 30% so với năm 2020 vào năm 2030.

Hơn nữa, hội nghị xác nhận quy định trong điều 6 của “Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu” năm 2015, đó là quy tắc thị trường carbon quốc tế, định rõ các quốc gia có thể giao dịch “quyền carbon” thông qua “quy tắc thị trường carbon quốc tế”. Đây là cơ chế giao dịch khí thải carbon giữa các quốc gia, nhằm tránh tính toán lặp lại các định mức tín dụng carbon và thuế carbon. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá cả và vị trí của các doanh nghiệp và sản phẩm trong giao dịch quốc tế trong tương lai.

Thông tin về cam kết net zero của các quốc gia và tình hình thuế carbon quốc tế sẽ được mô tả chi tiết hơn trong bài viết “2 điểm trọng yếu trong cắt giảm khí thải carbon để bảo vệ doanh nghiệp trên thị trường carbon quốc tế”.

Các thương hiệu thúc đẩy chuỗi cung ứng cùng đạt cam kết giảm thải carbon

Với mục tiêu đạt 100% trung hòa carbon vào năm 2030, khoảng 8% nhà cung cấp của Apple cho biết khó có thể đáp ứng yêu cầu hoặc không tuân thủ “Quy định hành vi nhà cung cấp” của Apple và đã rút khỏi chuỗi cung ứng của họ.

Hiện nay, nhiều ngành công nghiệp sản xuất đã sớm triển khai các chiến lược giảm carbon để đáp ứng yêu cầu của các thương hiệu. Ví dụ, TSMC không chỉ yêu cầu đạt mức phát thải net zero carbon vào năm 2050 mà còn yêu cầu các nhà cung cấp của mình phải hoàn thành mục tiêu tiết kiệm năng lượng 20% trước năm 2030, nếu không sẽ mất đi tư cách cung cấp. Foxconn cũng tuyên bố đạt mục tiêu trung hòa khí thải net zero carbon vào năm 2050 và yêu cầu các nhà cung cấp của họ cũng phải cam kết đạt net zero carbon vào năm 2050 trong “Hiệp định quản lý chuỗi cung ứng”. Đồng thời họ cũng nêu rõ rằng nếu các khách hàng cuối có yêu cầu cắt giảm carbon nghiêm ngặt hơn, thì chuỗi cung ứng cũng phải tuân thủ yêu cầu của khách hàng.

Nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm carbon của chính mình, các thương hiệu quốc tế bắt đầu quy định về tình trạng khí thải carbon trong chuỗi cung ứng. Việc hiểu rõ về mục tiêu cắt giảm carbon của các thương hiệu quốc tế sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về mục tiêu này.

Apple: Trung hòa carbon trong công ty, chuỗi cung ứng và sản phẩm vào năm 2030

Apple đã công bố cam kết giảm 75% lượng khí thải carbon vào năm 2030. Để đảm bảo trung hòa carbon toàn diện vào năm 2030, Apple yêu cầu các nhà cung cấp của mình cũng đạt được trạng thái trung hòa carbon. Điều này bao gồm khuyến khích các nhà cung cấp sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và có chỉ số carbon thấp trong quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện quy trình sản xuất với lượng carbon thải ra thấp và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế.

Microsoft: Tiêu thụ carbon âm vào năm 2030

Microsoft đã thực hiện các chiến lược trung hòa carbon từ năm 2012, bao gồm việc áp dụng chính sách thuế carbon nội bộ. Chính sách này không chỉ áp dụng cho khí thải trực tiếp của công ty mà còn mở rộng đến toàn bộ chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị. Microsoft nhắm đến việc giảm hơn 50% lượng khí thải trực tiếp và lượng khí thải trên chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị vào năm 2030.

Google: Net zero carbon vào năm 2030

Google đã thực hiện các biện pháp trung hòa carbon từ năm 2007. Trong sách trắng của Google, công ty tích cực thúc đẩy môi trường bền vững và tập trung vào quản lý năng lượng. Google dần dần tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng xanh như năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Google cũng yêu cầu các nhà cung cấp cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, nhằm đạt được việc sử dụng “năng lượng không carbon” vào năm 2030.

Amazon: Trung hòa khí thải net-zero vào năm 2040

Amazon dự định sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2025 và tăng cường sử dụng xe điện trong hoạt động vận chuyển của mình. Vào năm 2030, Amazon đặt mục tiêu đạt được trạng thái net-zero cho hơn 50% sản phẩm gửi đi. Cuối cùng, Amazon cam kết đạt được trạng thái net-zero toàn diện vào năm 2040.

Nike: Trung hòa khí thải net-zero vào năm 2050

Nike đã nhận thức về tầm quan trọng của khí thải khí nhà kính từ năm 2000. Nike lên kế hoạch giảm 70% lượng khí thải carbon liên quan đến sản xuất, hoạt động và vận chuyển vào năm 2025 thông qua việc sử dụng toàn diện các nguồn năng lượng tái tạo, xe điện và tăng cường sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường cho các thành phần chính. Vào năm 2030, Nike đặt mục tiêu giảm 65% lượng khí thải khí nhà kính của chính họ, đồng thời yêu cầu giảm 30% lượng khí thải carbon trên chuỗi cung ứng trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Thông qua các nỗ lực này, Nike đặt mục tiêu đạt được trạng thái net-zero vào năm 2050.

WEF đề xuất các hướng dẫn cắt giảm carbon cho doanh nghiệp

Làm thế nào để doanh nghiệp bắt đầu thực hiện cắt giảm carbon ngay lập tức và đạt được mục tiêu trung hòa carbon trong tương lai, từ đó giữ vững vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của các thương hiệu? Trong báo cáo “Thách thức Net-Zero: Cơ hội với chuỗi cung ứng” được công bố bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vào tháng 1 năm 2021, có 5 hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp có thể chuyển đổi nhằm cắt giảm carbon.

1. Xây dựng hệ thống thông tin carbon minh bạch

– Đặt mục tiêu cắt giảm carbon, bao gồm 3 phạm vi chính: Phạm vi 1: khí thải carbon trực tiếp từ hoạt động kinh doanh/cơ quan; Phạm vi 2: khí thải gián tiếp từ việc sử dụng năng lượng như điện; Phạm vi 3: các khí thải gián tiếp khác. Sử dụng hệ thống số hóa để kiểm soát carbon nhằm đảm bảo mục tiêu cắt giảm carbon không chỉ là lời nói mà còn hỗ trợ cho việc thanh tra carbon hàng năm, tăng cường hiệu quả cho công cuộc cắt giảm khí thải.

– Hầu hết lượng khí thải carbon trong ngành sản xuất thường đến từ phạm vi 2: sử dụng điện. Thông qua hệ thống quản lý năng lượng, doanh nghiệp có thể phân tích tình trạng sử dụng điện tại nhà máy, xác định các thiết bị và quy trình tiêu thụ năng lượng lớn, giám sát tình trạng sử dụng năng lượng tức thì. Sau khi xác định được đỉnh và điểm trũng trong tiêu thụ năng lượng, doanh nghiệp có thể thông qua điều chỉnh lịch trình sản xuất và các biện pháp khác để nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng. Điều này không chỉ giúp giảm lượng khí thải carbon mà còn giúp giảm lượng điện tiêu thụ, vốn là loại chi phí ngày càng tăng giá.

– Thiết lập thông tin dấu chân carbon toàn diện của sản phẩm và chia sẻ dữ liệu khí thải carbon với nhà cung cấp để nâng cao tính minh bạch của thông tin về carbon.

2. Sử dụng phương pháp sản xuất carbon thấp để tạo ra các sản phẩm carbon thấp

– Áp dụng quản lý tinh gọn để giảm các loại lãng phí trong quá trình sản xuất, kết hợp công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và Trí thông minh nhân tạo vạn vật (AIoT) để tăng sự linh hoạt, giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất.

– Thay đổi cách thiết kế sản phẩm từ gốc rễ, đưa môi trường bền vững vào tinh thần thiết kế, áp dụng các tiêu chí sản phẩm xanh. Apple đã đưa mục tiêu trung hòa carbon vào ngay từ giai đoạn thiết kế sản phẩm, tích hợp DNA kinh tế tuần hoàn vào sản phẩm ngay từ nguồn gốc.

– Điều chỉnh chính sách nhập mua nguyên liệu, đưa môi trường bền vững vào chiến lược mua sắm.

3. Hợp tác với nhà cung cấp

– Xem xét lại các tiêu chuẩn với nhà cung cấp, đưa yêu cầu về lượng khí thải carbon vào hợp đồng mua hàng, thường xuyên theo dõi hiệu quả về vấn đề khí thải carbon của nhà cung cấp.

– Phối hợp tích cực với nhà cung cấp để cùng giải quyết vấn đề về khí thải carbon.

4. Thúc đẩy hệ sinh thái

– Tham gia vào các hoạt động hợp tác trong ngành để thúc đẩy, nâng cao ảnh hưởng, cùng nhau nâng cao tiêu chuẩn về môi trường bền vững, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, hướng đến sự chuyển đổi chung của toàn ngành công nghiệp.

– Mở rộng nhu cầu thị trường, tận dụng quy mô thị trường lớn hơn để giảm thiểu chi phí từ cắt giảm carbon.

5. Quản lý nội bộ tổ chức

– Xây dựng cơ chế cắt giảm carbon ngay trong tổ chức doanh nghiệp, coi việc cắt giảm carbon là mục tiêu. Các nhà quản lý cần xác định rõ phương thức cắt giảm carbon và thiết lập các biện pháp khen thưởng phù hợp khi đạt mục tiêu cắt giảm carbon.

Cắt giảm khí thải carbon – Chuyển đổi không thể chậm trễ

Từ cam kết trung hòa carbon của các thương hiệu lớn như Apple, Microsoft và Google, cho đến các hiệp định quốc tế như “Hiệp định Khí hậu Paris” và “COP26”, tất cả đều đặt mục tiêu net zero vào năm 2050. Điều này cho thấy việc cắt giảm khí thải để đạt được sự trung hòa carbon đã trở thành điều không thể né tránh với doanh nghiệp. Nếu không thể theo kịp và đáp ứng, doanh nghiệp sẽ ngay lập tức bị đào thải. Cắt giảm khí thải carbon là một thách thức chung không thể tránh khỏi trên toàn cầu.

Cắt giảm khí thải carbon không phải là chuyện đơn giản, nhưng lại là thách thức mà tất cả chúng ta đều buộc phải đối mặt. Doanh nghiệp có thể tận dụng thời cơ này bằng cách sử dụng dữ liệu về tiêu thụ năng lượng và khí thải carbon nhằm thực hiện sự chuyển đổi. Đặt mục tiêu cắt giảm khí thải carbon vào chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp và đồng thời sử dụng công cụ chuyển đổi số để hỗ trợ việc cắt giảm khí thải carbon.

Ví dụ: có thể sử dụng hệ thống quản lý năng lượng để giám sát lượng điện tiêu thụ trong khu công nghiệp, xác định xu hướng tiêu thụ điện, thiết lập chỉ số hiệu suất sử dụng năng lượng và các chiến lược ứng phó. Việc từng bước tiết kiệm năng lượng và cắt giảm khí thải carbon cũng sẽ giúp giảm thiểu sự cố xảy ra trên thiết bị, duy trì hoạt động ổn định của nhà máy.

Hoặc doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các công cụ hệ thống phần mềm quản lý carbon phù hợp chuẩn ISO14064, ISO14067 và cho phép xuất kết quả kiểm kê carbon cho Báo cáo Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR Report), Báo cáo về Tiêu chuẩn Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG Report) và các nền tảng nhật ký khí nhà kính, giúp công cuộc cắt giảm carbon trở nên dễ dàng hơn cho các công ty.

Digiwin Software ASEAN

Official Youtube channel

Digiwin Software Việt Nam

Official Facebook fanpge

Digiwin Software Việt Nam

Zalo Official Account