Đồng nghiệp của tôi là Robot?! | Digiwin Software (Vietnam)

Đồng nghiệp của tôi là Robot?!

Đồng nghiệp của tôi là Robot!?

Chìa khoá mấu chốt để đạt được sản xuất thông minh

Tự động hoá trong ngành công nghiệp có thể giúp giảm thiểu những sai sót trên dây chuyền sản xuất do thao tác thủ công, đồng thời gia tăng hiệu suất gia công, xoa dịu  sự căng thẳng trong bối cảnh thiếu nhân lực như ngày nay, có thể nói là mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây thỉnh thoảng lại nổi dậy những tiếng nói tiêu cực như “Máy móc sẽ thay thế con người”, có thật là chúng ta cứ phải phân cao thấp với máy móc không?

Hình thái hoạt động mới trong nhà máy – Cộng tác giữa người và máy

Tự động hóa được áp dụng sâu rộng trong các ngành công nghiệp không phải là không có lý do, nó giúp nâng cao năng suất, hiệu quả và an toàn trong lao động sản xuất. Sự thay đổi do tự động hóa mang lại sẽ không phải là “thay thế” con người mà là “hỗ trợ” con người, chia sẻ công việc nặng nhọc và các thao tác lặp đi lặp lại để con người có thể thực hiện những việc làm đòi hỏi cao hơn về sự tinh tế. Máy móc không thể hoàn toàn thay thế con người, để đạt được sản lượng và giá trị cao nhất, cần có sự kết hợp giữa người và máy, vì vậy, nâng cao hiệu suất tổng thể thông qua sự hợp tác giữa con người và máy móc (Human-robot collaboration, HRC) mới là phương pháp tốt nhất.

Một số doanh nghiệp khi muốn triển khai tự động hóa thường mắc hai nhầm lẫn lớn:

  • Chuyển công việc thủ công sang công việc máy móc (tự động hóa) = sản xuất thông minh? (❌)
  • Con người và máy móc cùng làm việc = sự hợp tác giữa con người và máy móc? (❌)

Con người và máy móc không phải là đối thủ cạnh tranh để giành vị trí nhau, mà là những cộng sự trong cùng một quy trình sản xuất. Con người đảm nhận các công việc cần sự nhạy bén và sự linh hoạt, trong khi robot có thể đảm nhận các công việc lặp đi lặp lại và cần hoàn thành nhanh chóng và chính xác trong thời gian quy định.

Sử dụng dữ liệu theo thời gian thực, IoT, Big Data và AI

Điều quan trọng hơn là chúng ta có thể sử dụng dữ liệu thu thập được và phân tích chúng theo thời gian thực, kết hợp các công đoạn sản xuất thông qua công nghệ như IoT, Big DataAI, để từ đó con người và máy móc có thể trao đổi kinh nghiệm và cải thiện quy trình làm việc. Nếu không có sự tối ưu hóa này, mà chỉ là mạnh “ai” làm việc nấy thì đó chẳng qua là “phân công lao động” giữa con người và máy móc chứ không phải “cộng tác”. Hơn nữa, nếu tự động hóa công nghiệp mà không kết nối thông tin với dây chuyền sản xuất, thì cũng không thể gọi là “thông minh”.

Sự cộng tác giữa con người và máy móc khiến lao động không còn là sự lựa chọn đơn giản giữa “tự động” và “thủ công”, đã ngày càng nhiều người đồng ý rằng sự kết hợp này có thể tạo ra hiệu suất vượt trội hơn!

Ứng dụng robot ngày càng gia tăng và trở thành xu hướng toàn cầu

Robot công nghiệp được phát minh vào những năm 50, ban đầu được sử dụng để sản xuất phần cứng ô tô. Theo thời gian, chúng dần mở rộng ra các ngành công nghiệp có thao tác lặp lại nhiều như gia công, lắp ráp, kiểm tra và vận chuyển v.v.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như nhân khẩu, đại dịch và sự biến động thị trường, đặc biệt là khi bước vào thời đại Công nghiệp 4.0, nhắc đến “sản xuất tự động hóa” hầu như không thể thiếu ứng dụng robot công nghiệp. Đơn giản vì khả năng của robot không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại mà còn dần nâng cao lên các chức năng thông minh như nhận diện, phán đoán và học hỏi.

Theo khảo sát về mật độ robot (Robot Density) của Liên đoàn Robot Quốc tế (IFR), có thể thấy được mức độ tự động hóa trong sản xuất của các nước như sau: Theo dữ liệu năm 2021, toàn cầu đã có thêm 517.385 robot công nghiệp mới, lập kỷ lục cao nhất trong lịch sử với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 31%. Trong số 10 quốc gia có mật độ sử dụng robot cao nhất thì phần lớn là các quốc gia châu Á, trong đó Hàn Quốc đứng nhất, Singapore hạng 2, Trung Quốc hạng 5 và Đài Loan xếp hạng thứ 8, điều này phản ánh rằng châu Á đang là khu vực kinh tế sôi động trên thế giới và cũng là thị trường trọng điểm phát triển tự động hóa.

Chính phủ Đài Loan thúc đẩy chuyển đổi sản xuất thông minh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo “Sách Trắng về Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022” của Đài Loan, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đã vượt con số 1,59 triệu vào năm 2021, chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp, lập kỷ lục cao nhất trong lịch sử. Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng thị trường đơn hàng nhỏ lẻ và ngắn hạn, thêm vào tình trạng thiếu lao động kéo dài, nhu cầu về robot như: cánh tay robot, xe tự hành AGV… càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, việc triển khai đòi hỏi phải có kế hoạch cẩn thận, bao gồm kiểm tra quy trình, đánh giá sản phẩm và thiết bị trước khi thiết kế và thực hiện.

Thực hiện sản xuất tự động hóa không chỉ đòi hỏi phải tuân thủ các quy trình tiêu chuẩn hóa, mà còn tăng chi phí khi bổ sung thiết bị và cải tạo dây chuyền sản xuất. Những hạn chế về tài chính và thời gian cũng cần được xem xét. Dù vậy, để đáp ứng nhu cầu của thị trường đơn hàng, khắc phục tình trạng thiếu lao động và đạt hiệu quả sản xuất cao hơn, kế hoạch xây dựng nhà máy thông minh vẫn là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến toàn diện quy trình sản xuất, cấu hình thiết bị, đào tạo nhân viên và phát triển công nghệ, giúp chuyển đổi nhanh chóng và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và đạt lợi nhuận cao hơn, xét từ khía cạnh này, việc xây dựng nhà máy thông minh hoàn toàn mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp.

Nhìn lại Việt Nam với tỉ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ tương đương như Đài Loan, nhưng nhiều doanh nghiệp SME vì rào cản ngân sách và còn mơ hồ về hiệu quả ứng dụng vẫn chưa dám mạnh dạn đầu tư tự động hoá. Vậy có cách nào để thực hiện từng bước một, vừa phù hợp với nhu cầu quản lý hiện tại, vừa có thể tận dụng làm bước đệm để tiến đến sản xuất thông minh trong tương lai? Hãy liên hệ với Digiwin để chúng tôi tư vấn ngay cho bạn nhé.

 

Nhận tài liệu và dịch vụ tư vấn

WB003008
*Lãnh thổ: *Tên công ty: *Người liên lạc: *Số điện thoại: *E-mail: *Bộ phận: *Chức danh:

Lời nhắn:

Vui lòng chọn nội dung phù hợp:


*Vui lòng nhập mã xác nhận: Mã xác nhận:

Please wait while processing

X

資料己送出

如需要立即的支援與服務, 請直撥免付費專線 0800-888-162,謝謝!

資料下載

繼續瀏覽網站

 
028-73070788