Chính sách thuế quan mới từ Mỹ tiếp tục gây chấn động chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Yeh, Tzu-Chen – Chủ tịch Tập đoàn Digiwin ví làn sóng biến động này như “sóng thần kinh tế” không dự báo, đồng thời nhấn mạnh: Doanh nghiệp không nên ứng phó thụ động mà cần chủ động củng cố 3 trụ cột: quản lý chi phí, chiến lược sản phẩm và công nghệ đổi mới, để tìm lối thoát giữa bối cảnh biến động. Vậy đâu là giải pháp bền vững?
Kể từ khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục gia tăng sức ép thương mại với các quốc gia và doanh nghiệp. Đầu tháng 4/2025, chính quyền tiếp tục công bố biểu thuế mới áp dụng cho hơn 80 quốc gia khiến giới kinh doanh chao đảo. Bất ổn địa chính trị đạt mức kỷ lục, song cơ hội vẫn tồn tại.
Theo thông báo ngày 9/4/2025 (giờ Mỹ), ngoài mức thuế 125% áp dụng tức thì với Trung Quốc, các quốc gia khác được duy trì ưu đãi thuế 10% trong 90 ngày. Đây chính là “thời gian vàng” để doanh nghiệp tái cấu trúc ứng phó trước cục diện mới.
Chủ tịch Pegatron (4938) – ông Tung, Tzu-Hsien nhận định: “Chính sách mới của Mỹ và thuế quan đã tạo ra thời kỳ hỗn loạn nhất về kinh tế-chính trị, nhưng thời đại hỗn loạn nhất cũng là lúc nảy mầm những cơ hội mới!” Doanh nghiệp cần thực hiện song song hai hướng:
Digiwin với tệp khách hàng hơn 50.000 doanh nghiệp (phần lớn thuộc lĩnh vực sản xuất chịu ảnh hưởng thuế quan), vô cùng thấu hiểu những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Ông Yeh, Tzu-Chen – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Digiwin Group trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Business Weekly bày tỏ: “Thuế quan Mỹ tựa như cơn sóng thần kinh tế không hề dự báo. Khi sóng ập đến, doanh nghiệp nào đủ nội lực để bơi vào bờ trước?”, và đúc kết 05 chiến lược then chốt sau:
(Ảnh: Yeh, Tzu-Chen (bên trái), Chủ tịch Digiwin Group / Liu Pei Hsie)
Doanh nghiệp cần phải tính toán được chính xác giá thành sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, trước đây có thể chi phí sản xuất đều tính dưới dạng lump sum, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng không nắm bắt rõ lợi nhuận thực tế của sản phẩm, dẫn đến hậu quả “bán càng đắt, lỗ càng sâu”!
Nên phân tích BOM (Bill of Materials) để xác định chính xác lợi nhuận từng sản phẩm, điều này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được mức độ ảnh hưởng của thuế quan đối với các sản phẩm khác nhau, từ đó đưa ra những quyết sách kinh doanh có lợi.
Bên cạnh đó, nếu sản phẩm có trên 20% linh kiện sản xuất tại Mỹ, nhất định phải được thể hiện trong BOM để thấy được nguồn gốc nhà cung cấp, trong tương lai khi hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, mới có thể xuất trình chứng minh bằng hồ sơ hải quan để được hưởng ưu đãi thuế nhân đạo, đảm bảo tỷ lệ thuế quan thực tế của sản phẩm.
Xác định rõ trách nhiệm chia sẻ thuế quan với đối tác như điều khoản thanh toán, tỷ lệ phân chia chi phí. Ngoài ra, chi phí thuế mới ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền. Một số khách hàng có thể tạm hoãn đặt hàng/giao hàng do bất ổn thuế quan, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá lại mức độ ưu tiên khách hàng.
Sau hai bước trên, doanh nghiệp cần tự đặt 3 câu hỏi then chốt:
Không chỉ thuế quan, tình hình quốc tế và nhu cầu khách hàng cũng biến động nhanh chóng, đòi hỏi doanh nghiệp trang bị khả năng phản ứng tức thì. Nếu không sẽ đánh mất cơ hội!
Ứng dụng công nghệ để bù đắp áp lực chi phí:
Doanh nghiệp cần tập trung phát triển lợi thế cạnh tranh không thể bị thay thế:
✱ Muốn hiểu sâu hơn về cách ứng phó thuế quan Mỹ?
▷ Mời bạn làm bài khảo sát này để chúng tôi nắm bắt vấn đề của bạn hơn.
Trước biến động địa chính trị, vấn đề doanh nghiệp đối mặt không chỉ là điều chỉnh thuế quan đơn lẻ mà là chuỗi tác động kéo theo chi phí, mô hình thương mại và sức cạnh tranh. Thuế quan cũng không đơn giản là bài toán chi phí mà còn thử thách khả năng làm chủ cấu trúc chi phí và tốc độ ra quyết định của doanh nghiệp.
Dẫu cho có chuyển sang khu vực xuất khẩu không chịu thuế Mỹ đi chăng nữa, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với các đối thủ mới. Ứng phó ngắn hạn quan trọng, nhưng năng lực cạnh tranh dài hạn và đổi mới sáng tạo mới là gốc rễ! Trong thế giới VUCA, chỉ những doanh nghiệp:
Mới có thể biến “sóng thần” thành “cơn thủy triều đưa thuyền ra biển lớn”.
Khi bất ổn trở thành trạng thái thường trực, doanh nghiệp càng cần khả năng điều chỉnh chiến lược và tự hoàn thiện. Chỉ khi thiết lập định hướng rõ ràng trong biến động, thông qua áp dụng công nghệ mới và tối ưu tổ chức, không ngừng nâng cao giá trị cốt lõi, doanh nghiệp mới có khả năng vượt lên trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, tìm thấy vị trí và cơ hội riêng của mình, hướng đến mục tiêu vận hành bền vững.