Tính toán phát thải khí nhà kính bằng phương pháp khoa học | Digiwin Vietnam

Tính toán phát thải khí nhà kính bằng phương pháp khoa học

Chuyên mục ESG | KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH

Tính toán lượng phát thải carbon bằng phương pháp khoa học

Kiểm kê carbon là quá trình đánh giá và công khai lượng phát thải carbon hiện tại của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để thực hiện kiểm kê carbon? Có những tiêu chuẩn quốc tế nào? Làm thế nào để xác định phạm vi? Công nghệ số có thể hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kiểm kê carbon như thế nào?

KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH LÀ GÌ?

Kiểm kê khí nhà kính (Carbon Footprint Verification) là việc sử dụng các phương pháp khoa học phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (chẳng hạn như ISO 14064 hoặc Greenhouse Gas Protocol (GHGP)) để tính toán lượng phát thải carbon từ các hoạt động vận hành của doanh nghiệp/tổ chức.

Kiểm kê carbon thường tập trung vào tổng lượng phát thải carbon trong phạm vi một tập đoàn, một số công ty, một số nhà máy hoặc dây chuyền sản xuất. Vì vậy, quá trình này còn được gọi là kiểm kê carbon ở cấp tổ chức.

Trong tất cả các hoạt động vận hành của doanh nghiệp như văn phòng, sản xuất, mua sắm, bán hàng, chuỗi cung ứng và các chuyến công tác của nhân viên, bất kỳ nguồn phát thải trực tiếp hay gián tiếp nào thuộc phạm vi Phạm vi 1, Phạm vi 2 hoặc Phạm vi 3 được định rõ trong kế hoạch kiểm kê đều phải được tính toán đầy đủ.

CARBON FOOTPRINT LÀ GÌ?

Carbon footprint (Dấu chân Carbon) là lượng phát thải carbon trong toàn bộ vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle), bao gồm:

  • Nguyên vật liệu đầu vào
  • Quá trình sản xuất
  • Vận chuyển và phân phối
  • Quá trình sử dụng sản phẩm
  • Xử lý rác thải và tái chế

Thông thường, doanh nghiệp thường sẽ tiến hành kiểm kê khí nhà kính trong phạm vi tổ chức trước, nhằm xác định các “điểm nóng carbon” – những khu vực có mức phát thải cao, từ đó xây dựng chiến lược giảm phát thải. Tiếp đó sẽ tiến hành thu thập và tính toán dấu chân carbon dựa vào dữ liệu khoa học đối với những sản phẩm trọng điểm (ví dụ: sản phẩm xuất khẩu hoặc do khách hàng yêu cầu).

Lý do doanh nghiệp cần thực hiện kiểm kê carbon

➤ Yêu cầu từ chuỗi cung ứng quốc tế:

Ngày càng có nhiều tập đoàn lớn như Apple hay Google yêu cầu các nhà cung ứng cung cấp báo cáo kiểm kê carbon và lên kế hoạch giảm phát thải. Nếu muốn duy trì vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp cần nghiêm túc giải quyết vấn đề này.

➤ Tuân thủ quy định và nâng cao năng lực cạnh tranh:

Mặc dù báo cáo kiểm kê carbon hoặc báo cáo bền vững của các công ty niêm yết chỉ yêu cầu công khai thông tin liên quan đến phát thải carbon mỗi năm một lần, nhưng cơ quan quản lý tài chính của một số quốc gia đã yêu cầu tích hợp Quản lý thông tin bền vững vào Hệ thống kiểm soát nội bộ. Điều này cho thấy dữ liệu kiểm kê carbon đang trở thành một phần quan trọng trong báo cáo tài chính, tính toán chi phí và quản lý rủi ro của doanh nghiệp.

Quy trình thực hiện kiểm kê carbon

Thông thường, doanh nghiệp bắt đầu bằng việc thực hiện kiểm kê carbon để nắm được tổng lượng phát thải, đồng thời xác định các điểm nóng carbon. Sau đó, họ sẽ lập kế hoạch kiểm soát và giảm phát thải.

Đối với các sản phẩm trọng điểm (như các sản phẩm xuất khẩu chính hoặc được yêu cầu bởi khách hàng), doanh nghiệp có thể tiếp tục thu thập dữ liệu về dấu chân carbon và triển khai các biện pháp giảm phát thải trong chu kỳ sản phẩm.

Nếu các công ty niêm yết bị phát hiện thiếu sót nghiêm trọng trong việc công khai thông tin ESG, họ có thể phải chịu mức phạt lên đến hàng triệu đồng và bị trừ điểm trong bảng xếp hạng quản trị doanh nghiệp. Điều này cho thấy, trong tương lai, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với ba thách thức lớn khi thực hiện công bố thông tin ESG:

  • Mức độ công khai sâu hơn.
  • Phạm vi công khai rộng hơn.
  • Thời gian công khai sớm hơn.

Do đó, việc thực hiện kiểm kê carbon một cách khoa học và hiệu quả đang trở thành bài toán mà ngày càng nhiều doanh nghiệp phải giải quyết.

Sử dụng hệ thống số hóa để kiểm kê carbon hiệu quả

Thông qua hệ thống số hóa để kiểm kê carbon theo tiêu chuẩn ISO 14064-1GHG Protocol, đồng thời tích hợp các hệ số công khai từ các quốc gia và cơ sở dữ liệu hệ số Ecoinvent, doanh nghiệp có thể tính toán lượng phát thải carbon một cách chính xác và nhanh chóng.

Việc ứng dụng công nghệ số vào kiểm kê carbon không chỉ giúp doanh nghiệp có được dữ liệu khoa học, chính xác để xác định các điểm nóng phát thải trong tổ chức mà còn hỗ trợ xây dựng kế hoạch giảm phát thải hiệu quả. Để đảm bảo các chiến lược giảm phát thải đang đi đúng hướng, doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống số hóa để giám sát thường xuyên lượng phát thải carbon trong từng phạm vi.

Tích hợp dữ liệu phát thải carbon vào hoạt động vận hành

Từ việc các quốc gia lần lượt áp dụng các chính sách như thuế carbon, phí carbon và định giá carbon, phát thải carbon đã chắc chắn trở thành một phần chi phí trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần tích hợp dữ liệu phát thải carbon vào hệ thống dữ liệu vận hành của mình.

Chiến lược giảm phát thải nên được tích hợp với chi phí carbon nội bộ, đồng thời tiến hành giám sát và phân bổ lượng phát thải carbon trong từng quy trình nội bộ, để xây dựng các giải pháp giảm phát thải toàn diện và hiệu quả hơn.

Bằng cách sử dụng các công cụ phần mềm số hóa kiểm kê carbon, kết hợp với công tơ điện thông minh (có khả năng IoT)hệ thống quản lý năng lượng, doanh nghiệp có thể thống kê lượng phát thải carbon theo thời gian thực. Điều này không chỉ đảm bảo dữ liệu khoa học, minh bạch và chính xác mà còn cho phép doanh nghiệp giám sát sự biến động lượng phát thải, từ đó tối ưu hóa và điều chỉnh chiến lược giảm phát thải kịp thời, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Kính chiếu yêu

quái vật ngốn điện không chốn ẩn náu

03 PHẠM VI KIỂM KÊ CARBON

❖ Phạm vi 1: Phát thải khí nhà kính trực tiếp

Bao gồm lượng phát thải khí nhà kính từ các thiết bị mà doanh nghiệp/tổ chức sở hữu hoặc kiểm soát. Ví dụ:

  • Quá trình sản xuất (máy phát điện, lò hơi, v.v.)
  • Các thiết bị thông gió
  • Phương tiện giao thông (xe công vụ, xe nâng, v.v.)

Phạm vi 2: Phát thải gián tiếp từ năng lượng tiêu thụ

Bao gồm lượng phát thải khí nhà kính gián tiếp từ các nguồn năng lượng mà doanh nghiệp mua hoặc sử dụng trong nội bộ, như:

  • Điện năng (như điện từ lưới điện quốc gia hoặc năng lượng tái tạo)
  • Nhiệt năng, hơi nước

Tiêu thụ điện năng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến phát thải carbon. Cùng với việc giá điện ngày càng tăng, tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải trở thành vấn đề ưu tiên của nhiều doanh nghiệp.

Bằng cách sử dụng dữ liệu tiêu thụ điện từ đồng hồ đo điện thông minh và hệ thống quản lý năng lượng, doanh nghiệp có thể giám sát tình hình sử dụng năng lượng của các thiết bị một cách hiệu quả. Thông qua phân tích dữ liệu khoa học, doanh nghiệp không chỉ xác định được các điểm nghẽn trong sử dụng năng lượng mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tự sản xuất năng lượng tái tạo, chẳng hạn như xây dựng hệ thống điện mặt trời. Doanh nghiệp cũng có thể mua năng lượng tái tạo thông qua các nền tảng giao dịch năng lượng điện.

Phạm vi 3: Phát thải gián tiếp khác

Bao gồm các phát thải khí nhà kính ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp, chẳng hạn:

  • Chuỗi cung ứng đầu vào và đầu ra.
  • Vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa.
  • Quá trình sử dụng và thải bỏ sản phẩm.
  • Các chuyến công tác, đi lại của nhân viên.

Phạm vi 3 thường bị nhiều doanh nghiệp bỏ qua, nhưng lại là nguồn phát thải lớn nhất trong một số ngành, như sản xuất và dịch vụ.

Việc thu thập dữ liệu phạm vi 3 thường gặp khó khăn vì phải phụ thuộc vào nhà cung cấp bên ngoài. Đây là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp cần khắc phục khi thực hiện kiểm kê carbon.

Các bước kiểm kê carbon có thể khoa học và hiệu quả

Trước khi bắt đầu kiểm kê carbon, ban lãnh đạo cấp cao của công ty nên tổ chức cuộc họp khởi động, qua đó truyền đạt cam kết của lãnh đạo để toàn thể nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của công việc này và cùng hợp tác thực hiện. Đồng thời, cần thành lập Ban dự án chuyên trách và xác định những người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện kiểm kê carbon.

Sử dụng nền tảng đám mây Digiwin Organization Carbon Manager (Digiwn OCM) phù hợp với các tiêu chuẩn GHG Protocol, ISO 14064-1, ISO 14067, ISO 50001. Nền tảng này tích hợp các hệ số công khai từ các quốc gia và cơ sở dữ liệu Ecoinvent, đồng thời liên tục cập nhật các quy định pháp luật quan trọng trong và ngoài nước. Nền tảng này được thiết kế sẵn quy trình 5 bước kiểm kê carbon: Xác định phạm vi, Nguồn phát thải, Tính toán, Báo cáo, và Kiểm tra, giúp nhân viên doanh nghiệp chưa quen với kiểm kê carbon cũng có thể thực hiện một cách khoa học.

Digiwin OCM | Công cụ kiểm kê khí nhà kính

Không đòi hỏi nhiều nguồn lực ● Tự động cập nhật hệ số phát thải ● Xuất báo cáo kiểm kê đúng chuẩn chỉ với 1 cú click chuột

QUY TRÌNH KIỂM KÊ CARBON

Bước 1: Xác định phạm vi

Thông qua cuộc họp khởi động, xác định phạm vi kiểm kê carbon (ví dụ: toàn bộ tập đoàn, một số công ty, nhà máy cụ thể hoặc một số dây chuyền sản xuất) và thiết lập năm cơ sở.

❖ Bước 2: Xác định nguồn phát thải

Xác định các nguồn phát thải khí nhà kính thuộc phạm vi 1, 2, và 3 trong phạm vi kiểm kê đã xác định.

❖ Bước 3: Tính toán

Bắt đầu thu thập dữ liệu hoạt động của từng quy trình trong doanh nghiệp. Digiwin OCM hỗ trợ chỉnh sửa trực tuyến với sự tham gia của nhiều người, cho phép các bộ phận liên quan tự cập nhật dữ liệu. Doanh nghiệp cũng có thể chọn các hệ số có sẵn trong hệ thống, bao gồm hệ số từ Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, IPCC và cơ sở dữ liệu Ecoinvent, để tự động tính toán lượng phát thải carbon.

Phạm vi kiểm kê carbon gắn liền với quy trình vận hành tổng thể của doanh nghiệp. Nhiều dữ liệu cần thiết đã tồn tại trong các hệ thống hiện có như ERP, BPM, HR, MES, SRMPLM.

Nền tảng Digiwin OCM có thể tích hợp dữ liệu từ các hệ thống khác nhau. Ví dụ:

  • Dữ liệu tiêu thụ nước, điện, nhiên liệu (phạm vi 1 và 2) có thể được lấy từ hệ thống ERP.
  • Thông tin về số ngày và khoảng cách di chuyển của nhân viên (phạm vi 3) có thể tìm trong hệ thống nhân sự HR.
  • Dữ liệu về phương tiện di chuyển và địa điểm công tác có thể lấy từ hệ thống BPM.

Ngoài ra, có thể quản lý dữ liệu nhà cung cấp (phạm vi 3) bằng cách cấp quyền cho họ nhập thông tin trực tiếp trên nền tảng đám mây. Tất cả dữ liệu kiểm kê được lưu trữ an toàn trên cơ sở dữ liệu đám mây Azure của Microsoft.

❖ Bước 4: Báo cáo

Sau khi xác minh chất lượng dữ liệu đã thu thập và tính toán, Digiwin OCM cho phép xuất báo cáo kiểm kê khí nhà kính phù hợp với các tiêu chuẩn như Cơ quan Môi trường (EPA), ISO v.v. chỉ bằng một cú nhấp chuột. Báo cáo này có thể gửi đến các tổ chức thẩm định bên ngoài.

❖ Bước 5: Kiểm tra

Hệ thống được thiết kế theo quy trình yêu cầu của ISO 14064-1/14067GHG Protocol, hỗ trợ xuất tài liệu liên quan. Nền tảng hỗ trợ giao diện và báo cáo bằng nhiều ngôn ngữ (tiếng Trung phồn thể, giản thể, Anh, Việt). Hơn 100 doanh nghiệp đã sử dụng dữ liệu và báo cáo kiểm kê từ Digiwin để được các tổ chức thẩm định quốc tế như TUV, DNV, SGS công nhận đạt chứng chỉ ISO 14064-1.

Kiểm kê carbon thường xuyên giúp giảm phát thải chính xác hơn

Kiểm kê carbon không chỉ là nhiệm vụ hàng năm mà còn cần được duy trì liên tục để đảm bảo các chiến lược giảm carbon đúng đắn.

Tương tự như giảm cân, nếu không theo dõi số cân nặng hàng tuần hoặc hàng ngày, rất khó để xác định phương pháp ăn kiêng và tập luyện có đúng và hiệu quả hay không. Nếu chỉ kiểm tra sau một tháng, có thể sẽ nhận ra chiến lược không hiệu quả trong khi doanh nghiệp đã lãng phí một tháng.

Điện năng tiêu thụ là nguồn phát thải chính của nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, cần tích hợp hệ thống quản lý năng lượng với công tơ điện thông minh để giám sát dữ liệu tiêu thụ điện theo thời gian thực, từ đó đảm bảo các kế hoạch giảm phát thải được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác.

Ưu nhược điểm của các phương pháp kiểm kê carbon

❖ Kiểm kê thủ công

Trước đây, nhiều doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp thủ công để thu thập dữ liệu và thực hiện kiểm kê carbon bằng cách dùng Excel hoặc các công cụ tương tự. Tuy nhiên, do phạm vi kiểm kê carbon rộng (có thể liên quan đến nhiều người, nhiều nhà máy, hoặc thậm chí các đơn vị, khu vực, quốc gia khác nhau), không thể hoàn thành bởi một cá nhân hay một bộ phận duy nhất. Việc thu thập dữ liệu, xử lý nhiều hạng mục, đối chiếu từng hệ số có thể gây ra các vấn đề như:

  • Dữ liệu ban đầu và tài liệu phân tán ở nhiều nơi.
  • Dễ xảy ra lỗi do con người trong từng bước thực hiện.

❖ Kiểm kê bằng công cụ online

Các công cụ tính toán kiểm kê carbon trực tuyến cung cấp cách tiếp cận đơn giản nhất để doanh nghiệp bắt đầu kiểm kê carbon. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ hóa đơn tiền điện, tiền nước và các chi phí tương tự, doanh nghiệp có thể ước tính sơ bộ lượng phát thải carbon. Tuy nhiên, nhược điểm là:

  • Không thể dùng kết quả này làm báo cáo kiểm kê carbon chính thức.
  • Dữ liệu quá sơ lược, không thể xác định chính xác lượng phát thải carbon.
  • Khó tìm ra các điểm phát thải cao để đưa ra chiến lược giảm phát thải.

❖ Nền tảng đám mây kiểm kê carbon

Nền tảng đám mây Digiwin OCM được xây dựng trên nền tảng Azure của Microsoft, đảm bảo an toàn thông tin và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như GHG ProtocolISO 14064-1. Nền tảng tích hợp hệ số phát thải từ nhiều quốc gia (Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines) và cơ sở dữ liệu Ecoinvent, đồng thời cập nhật thường xuyên các quy định quan trọng trong và ngoài nước.

Doanh nghiệp có thể tạo ra báo cáo kiểm kê carbon đáp ứng các yêu cầu khác nhau của Ủy ban Chứng khoán, Cơ quan Môi trường, EU CBAM, khách hàng hoặc chuỗi cung ứng một cách chính xác và hiệu quả.

Từ các hạng mục kiểm kê phạm vi 1, 2, 3, có thể thấy các hoạt động phát thải carbon đều liên quan đến quy trình vận hành của doanh nghiệp và dữ liệu từ các hệ thống hiện có như: Quản lý năng lượng, ERP, BPM, HR, MES, SRM, PLM. Nền tảng có khả năng:

  • Tự động tích hợp dữ liệu từ các hệ thống hiện có để tạo ra dữ liệu hoạt động.
  • Quản lý quyền hạn, cho phép nhà cung cấp nhập dữ liệu trực tiếp trên hệ thống đám mây, giúp thu thập đầy đủ dữ liệu khó khăn nhất thuộc phạm vi 3.
  • Xuất dữ liệu phát thải carbon một cách khoa học và hiệu quả hơn.

❖ Lợi ích sau khi hoàn thành kiểm kê carbon

Nền tảng Digiwin cung cấp bảng điều khiển trực quan giúp:

  • Doanh nghiệp tính toán chi phí carbon hiệu quả hơn.
  • Xây dựng chiến lược giảm phát thải.
  • Theo dõi tiến độ giảm phát thải và các mục tiêu đã đặt ra.

Ngoài ra, nền tảng hỗ trợ phân tích xu hướng phát thải carbon tại từng địa điểm hoạt động của doanh nghiệp, so sánh và phân tích giữa các thời kỳ khác nhau. Điều này giúp giám sát, đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm phát thải, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

Kiểm kê carbon khởi động lộ trình chuyển đổi kép của doanh nghiệp

Net Zero (phát thải ròng bằng 0) là mục tiêu chung của toàn thế giới. Ngày càng có nhiều tập đoàn quốc tế như Apple, Google yêu cầu các nhà cung cấp lập kế hoạch giảm phát thải carbon. Vì vậy, để duy trì vị trí trong chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cần chủ động đối mặt với vấn đề trung hòa carbon.

Bước đầu tiên để đạt được trung hòa carbon là kiểm kê carbon. Nếu doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phần mềm kỹ thuật số để cập nhật dữ liệu kiểm kê carbon một cách liên tục, dữ liệu sẽ trở nên chính xác hơn và có giá trị tham khảo cao. Nhờ đó, việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14064, ISO 14067 sẽ hiệu quả hơn. Khi hoàn thành kiểm kê carbon, doanh nghiệp có thể xác định được tình hình phát thải của mình, tập trung vào các điểm nóng và quy trình có lượng phát thải cao để thúc đẩy các kế hoạch giảm phát thải bằng phương pháp chuyển đổi số một cách hiệu quả hơn.

Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất, các doanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ Công nghiệp 4.0sản xuất thông minh, kết hợp với công cụ phần mềm kỹ thuật số. Dựa trên tinh thần quản lý tinh gọn, doanh nghiệp có thể giảm lãng phí, cải thiện hiệu suất sản xuất trên dây chuyền, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng, hoặc tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế. Qua đó, vừa đạt được mục tiêu giảm phát thải carbon vừa hoàn thiện lộ trình chuyển đổi song hành giữa giảm phát thải và chuyển đổi số.

Nhận tư vấn và tài liệu Digiwin

028-73070788