Bạn vẫn còn nhầm lẫn giữa MES và ERP? | Digiwin Vietnam

Bạn vẫn còn nhầm lẫn giữa MES và ERP?

💡DigiKnow

Bạn vẫn còn nhầm lẫn giữa MESERP?

MES (Hệ thống điều hành sản xuất)ERP (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) là hai hệ thống quản lý phổ biến trong một doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không phân biệt được do chúng có một số chức năng trùng lặp, dẫn đến:

  • Nhầm lẫn giữa quản lý sản xuất và điều phối sản xuất: Cho rằng ERP có thể trực tiếp lên lịch và giám sát tiến độ.
  • Lẫn lộn quản lý kho và quy trình sản xuất: Nghĩ rằng cả ERP và MES đều có thể quản lý kho hoàn chỉnh, hoặc ERP có thể kiểm soát chất lượng như MES.

Hôm nay, chúng ta sẽ làm rõ sự khác biệt giữa MES và ERP, cũng như lý do doanh nghiệp cần kết hợp cả hai qua bài viết sau.

I. MES và ERP là gì?

1. MES – Hệ thống điều hành sản xuất

  • Là hệ thống giúp quản lý trực tiếp quy trình sản xuất tại nhà máy, kết nối dữ liệu từ kế hoạch sản xuất, quản lý phân xưởng, trạng thái thiết bị, đến chất lượng sản phẩm. Giúp đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.
  • Ví dụ: Đối với một nhà máy sản xuất màn hình điện thoại, hệ thống MES sẽ theo dõi tiến độ từng công đoạn (nguyên liệu đủ chưa, tiến độ hoàn thành mỗi công đoạn, thiết bị có vận hành bình thường…). MES sẽ cung cấp dữ liệu real-time giúp phát hiện sớm sai sót, tránh bị trì hoãn tiến độ và các vấn đề về chất lượng, gây lãng phí không đáng có.

2. ERP – Hệ thống hoạch định nguồn lực

  • Là nền tảng tích hợp thông tin đa phòng ban (tài chính, mua hàng, bán hàng, sản xuất, kho) để tối ưu hóa vận hành toàn doanh nghiệp.
  • Ví dụ: Khi nhận đơn hàng, ERP có thể hỗ trợ bộ phận kinh doanh theo dõi xúc tiến đơn hàng, tự động tạo nhu cầu mua nguyên liệu, thông báo bộ phận mua hàng, bộ phận kế toán theo dõi doanh số, và quản lý dòng tiền, đảm bảo sổ sách rõ ràng.

II. Điểm khác biệt chính giữa ERP và MES

1. Trọng tâm quản lý

  • MES: Tập trung vào quy trình sản xuất tại phân xưởng, tập trung vào “lớp sản xuất”, chủ yếu giải quyết vấn đề làm thế nào để tăng hiệu suất, giảm lãng phí, tối ưu nguồn lực.
  • ERP: Tập trung nguồn lực toàn doanh nghiệp, chủ yếu điều phối nguồn lực tổng thể, giúp ban lãnh đạo đưa quyết sách. (tài chính, mua bán, kho).

2. Chức năng

a. Quản lý và điều độ sản xuất

  • MES:
    ▷ Giám sát thời gian thực, căn cứ theo nhu cầu, trạng thái vận hành thiết bị và nhân viên để điều phối công việc chi tiết.
    ▷ Quản lý lệnh sản xuất: theo dõi tiến độ, chỉ định nhiệm vụ… nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất hoàn thành đúng hạn.
    ▷ Quản lý vật tư tại chỗ, cảnh báo sự cố thiết bị.
  • ERP:
    ▷ Lập kế hoạch tổng thể dựa trên dự báo nhu cầu.
    ▷ Quản lý kho, kế hoạch nguyên vật liệu, tài chính.

b. Quản lý vật tư

  • MES: Theo dõi vật tư tiêu hao trong sản xuất, phản hồi nhu cầu mua hàng.
  • ERP: Quản lý kho tổng và nhà cung ứng, đảm bảo nguyên liệu đúng tiến độ.

c. Quản lý thiết bị

  • MES: Thông báo kết nối IoT để giám sát hoạt động thời gian thực, cảnh báo sự cố, phân tích hiệu suất, giúp giảm thiểu thời gian ngừng máy. Đồng thời phân tích tỉ lệ khai thác thiết bị, giúp phát hiện thời gian nhàn rỗi, chết máy, từ đó tối ưu hiệu suất sử dụng.
  • ERP: Quản lý tài sản dài hạn (mua sắm, khấu hao, bảo trì định kỳ), không thể giám sát theo thời gian thực.

d. Quản lý chất lượng

  • MES: Thu thập và kiểm tra chất lượng ở từng công đoạn, xử lý lỗi ngay lập tức, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, nếu có vấn đề, MES có thể phản hồi ngay cho người phụ trách nhằm giải quyết kịp lúc, cuối cùng truy xuất căn nguyên vấn đề và đưa biện pháp phù hợp.
  • ERP: Tổng hợp báo cáo chất lượng từ các phòng ban, tiến hành đánh giá mức độ tuân thủ quy định. Dữ liệu chất lượng có thể được tổng hợp trong ERP giúp đánh giá chất lượng nhà cung cấp, từ đó có phương pháp cộng tác hiệu quả với bộ phận kế toán và mua hàng.

 

e. Quản lý nhân viên và công nghệ sản xuất

  • MES: Căn cứ nhu cầu sản xuất và phân công đến công nhân ở xưởng, giám sát hiệu suất làm việc và chất lượng sản phẩm đầu ra. Ngoài ra, MES có thể ghi nhận và quản lý quy trình công nghệ tiêu chuẩn và thực tế, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thiết kế.
  • ERP: Chủ yếu ghi nhận sản lượng nhân viên, giờ công, cung cấp dữ liệu tính lương.

f. Tích hợp hệ thống

  • MES: Kết nối sâu với dây chuyền sản xuất, cung cấp dữ liệu thực tế cho ERP để ERP tiến hành mua nguyên vật liệu, điều chỉnh tồn kho.
  • ERP: Liên kết đa phòng ban, truyền kế hoạch sản xuất, thông tin đơn hàng đến MES để MES tiến hành điều độ sản xuất.

3. Nguồn dữ liệu và hình thức xử lý

  • MES: Dữ liệu đến từ hiện trường sản xuất và quá trình sản xuất, thông qua kết nối trực tiếp với máy móc và báo cáo từ nhân viên. Thường bao gồm: trạng thái, tiến độ từng công đoạn, tốc độ sản xuất, thời gian dừng máy, chất lượng sản phẩm.
  • ERP: Dữ liệu đến từ các phòng ban: kinh doanh, mua hàng, kho, kế toán, nó là thông tin vận hành thường nhật của doanh nghiệp, những dữ liệu này tập trung nhiều hơn cho việc hỗ trợ đưa quyết sách và điều phối ở mặt tổng thể.

4. Mục tiêu triển khai hệ thống

  • MES: Mục tiêu là tối ưu hóa sản xuất, bao gồm: nâng cao hiệu suất, giảm thiểu các tình huống bất thường trong quá trình gia công. Ví dụ: thông qua giám sát tình trạng vận hành của thiết bị theo real-time, có thể dự báo sức khỏe của thiết bị, tránh sự cố gây ngừng hoạt động; Thông qua phân tích số liệu giúp tối ưu công nghệ sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm.
  • ERP: Mục tiêu là tối ưu hoạch định nguồn lực trong doanh nghiệp, thông qua phân tích số liệu tổng hợp của tài chính, bán hàng, tồn kho nhằm giúp doanh nghiệp có những quyết sách chính xác hơn trong quá trình hoạt động.

III. Mối quan hệ giữa MES và ERP

Mặc dù chức năng của ERP và MES khác nhau, nhưng hai hệ thống này không hoạt động một mình mà có thể bổ sung cho nhau. Doanh nghiệp sản xuất khi đã có ERP, nếu có thể triển khai thêm MES sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

  • ERP hỗ trợ MES: Cung cấp kế hoạch sản xuất dựa trên đơn hàng và nguồn lực cho MES, MES căn cứ kế hoạch này giám sát sản xuất trong nhà máy.
  • MES phản hồi ERP: Cập nhật tiến độ sản xuất giúp ERP điều chỉnh mua hàng, quản lý kho chính xác, tránh tình trạng ứ đọng tồn kho hoặc thiếu nguyên liệu.

IV. Lựa chọn phù hợp theo quy mô doanh nghiệp

  1. Doanh nghiệp nhỏ: Chỉ cần ERP phiên bản đơn giản nếu quy trình sản xuất không phức tạp.
  2. Doanh nghiệp lớn: Kết hợp ERP + MES sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, vừa quản lý tổng thể, vừa kiểm soát chi tiết sản xuất.

III. Mối quan hệ giữa MES và ERP

  • MES: Không thể thiếu để tối ưu hiệu suất sản xuất.
  • ERP: Công cụ mạnh để phân bổ một cách hiệu quả nguồn lực toàn công ty.
  • Kết hợp cả hai: Giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kép về quản lý sản xuất và tài nguyên.
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về MES và ERP!

Nhận tư vấn & tài liệu Digiwin

028-73070788