Chuyển đổi số có thể giúp doanh nghiệp minh bạch hóa việc sử dụng tài nguyên nội bộ, tích hợp các quy trình cốt lõi của doanh nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng và dịch vụ khách hàng, giúp nắm bắt thông tin và dữ liệu kịp thời, tiết kiệm chi phí giao tiếp giữa các phòng ban và nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là thực hiện ESG và quản lý carbon, vậy thì khi thiết kế quy trình, đã phải nhận thức rằng các quy trình hàng ngày như phát triển sản phẩm, lựa chọn nhà cung cấp, thu mua nguyên vật liệu, vận hành thiết bị, sản xuất, phân phối… đều tạo ra lượng phát thải carbon, và cần cân nhắc các yếu tố liên quan trong từng chi tiết của quy trình.
Ở bài viết trước, chúng tôi đã đề cập đến những nguyên tắc quan trọng cần chú ý trong việc thiết kế quy trình quản lý của doanh nghiệp. Khi các yếu tố được cân nhắc kỹ lưỡng, quy trình thiết kế mới có thể phát huy hiệu quả trong hoạt động thực tế. Có như thế, doanh nghiệp mới có thể tiến tới bước chuyển đổi số hiệu quả.
Hiện nay, các ngành công nghiệp đều lần lượt bước lên con đường hướng đến Công nghiệp 4.0, ai cũng biết lợi ích của chuyển đổi số là giảm thiểu tiêu hao nhân lực, thời gian và giảm tỷ lệ sai sót do con người. Tuy nhiên, Phó Tổng Giám Đốc Nhóm Kinh Doanh 360d, ông Huang Yih Fong lại nhấn mạnh rằng: “Đừng thực hiện số hóa và hệ thống hóa theo phương pháp quản lý lạc hậu. Hệ thống là cứng nhắc, con người là linh hoạt, quy trình được đưa vào hành động thực tiễn là nhờ vào sự kiểm soát từ hệ thống, vì vậy không thể triển khai hệ thống khi không có quy trình.” Điều này cho thấy chuyển đổi số không phải chỉ nói là làm được ngay, mà cần tiến hành từng bước một.
Nếu muốn thực hiện ESG và quản lý carbon, thì từ khâu thiết kế quy trình, doanh nghiệp đã phải nhận thức rằng các quy trình hàng ngày như phát triển sản phẩm, lựa chọn nhà cung cấp, thu mua nguyên vật liệu, vận hành thiết bị, sản xuất, phân phối… đều tạo ra lượng phát thải carbon, cũng tức là, tất cả các quy trình vận hành của công ty đều liên quan đến ESG.
Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố liên quan trong từng chi tiết của quy trình và xác định hướng đi tốt nhất cho từng quy trình.
Khi đã có nhận thức cơ bản này, doanh nghiệp mới có thể tiến tới thực hiện “Kiểm kê khí nhà kính của tổ chức” và “Dấu chân carbon của sản phẩm”, từ đó thu thập thông tin dữ liệu phát thải carbon tương ứng.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp minh bạch hóa việc sử dụng tài nguyên nội bộ, tích hợp các quy trình cốt lõi của doanh nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng và dịch vụ khách hàng, giúp nắm bắt thông tin và dữ liệu kịp thời, tiết kiệm chi phí giao tiếp và nâng cao hiệu quả. Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng công cụ hệ thống như ERP (Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp), BMP (Quản lý Quy trình Doanh nghiệp), SCM (Quản lý Chuỗi Cung ứng), CRM (Quản lý Quan hệ Khách hàng), HRM (Quản lý Nhân sự), MES (Điều hành sản xuất nâng cao) để hỗ trợ công tác quản trị, và tất cả đều có thể tích hợp vào ba khía cạnh của ESG.
Mục đích chính của việc sử dụng các công cụ hệ thống là giảm bớt sự lệ thuộc vào con người trong quản lý và chất lượng sản phẩm, đồng thời thu thập hoặc kiểm tra các dữ liệu liên quan đến kiểm kê carbon, từ đó thúc đẩy hiệu quả việc thực thi chiến lược giảm carbon dựa trên nền tảng chuyển đổi số.
Bước đầu tiên để doanh nghiệp thực hiện quản lý carbon là hiểu rõ tình trạng phát thải carbon của mình, tức là tiến hành “Kiểm kê KNK của Tổ chức” và xác định “Dấu chân Carbon Sản phẩm”.
Thời gian đầu, cần tập trung vào ba bước: xác định nguồn phát thải carbon, tính toán lượng phát thải, và lập bảng kiểm kê phát thải. Ví dụ, để thiết kế quy trình “kiểm kê carbon”, cần xác định các loại khí nhà kính thải ra môi trường trong quá trình hoạt động, thu thập dữ liệu từ nguồn phát thải, tính toán dữ liệu phát thải, và nhập dữ liệu đó vào hệ thống.
Tuy nhiên, để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia (như các quy định từ Chính Phủ) và quốc tế, hoặc tổ chức chứng nhận ISO, chỉ dựa vào các công cụ thông thường có thể sẽ không thể đáp ứng. Doanh nghiệp cần các công cụ kỹ thuật số tiên tiến hơn, chuyên biệt cho ESG hoặc carbon. Một số tính toán phát thải không thể thực hiện dễ dàng bằng thủ công, nhưng hiện nay khi công nghệ đã tiến bộ, chỉ cần nhập công thức tính và số liệu thực tế vào hệ thống là đã có thể hoàn tất.
Để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt ESG, nền tảng đám mây “Digiwin OCM – Quản lý Carbon” tích hợp các chức năng “Kiểm kê Khí nhà kính của Tổ chức” và “Dấu chân Carbon Sản phẩm”, đồng thời có thể kết nối với hệ thống ERP của Digiwin hoặc các hệ thống ERP của bên thứ ba, cho phép thu thập và tính toán các dữ liệu phát thải carbon khác nhau, bất kể là kiểm kê carbon tổ chức hay dấu chân carbon sản phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống cũng có thể tổng hợp thông tin phát thải carbon chi tiết trong suốt vòng đời của sản phẩm hoặc xuất báo cáo theo tiêu chuẩn ISO, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các công việc liên quan. Digiwin OCM còn giúp doanh nghiệp xác định các điểm phát thải carbon, đặt ra mục tiêu giảm phát thải, và đánh giá rủi ro carbon dựa trên các chỉ số bền vững. Khi kết hợp với giám sát năng lượng trong nhà máy, việc tìm ra điểm nóng phát thải để lập kế hoạch giảm phát thải hướng đến mục tiêu đề ra cũng trở nên có cơ sở và có khoa học.
Hãy nhớ rằng, quy trình quản lý liên quan mật thiết đến ESG. Một ESG toàn diện không chỉ dừng lại ở việc giảm carbon mà còn thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời mang đến một môi trường làm việc ổn định và an toàn cho nhân viên.
Hoàn tất quá trình số hóa là rất tốt, nhưng không nên dừng lại ở đó. Sau khi thiết kế phiên bản đầu tiên của quy trình, doanh nghiệp không nên “an phận” mà cần tiếp tục cải thiện và nâng cấp. Mục tiêu cuối cùng là giảm bớt công việc thủ công, giảm sự phụ thuộc vào con người trong quản lý và chất lượng sản phẩm, đồng thời tiến tới chuyển đổi số hóa không dùng giấy, góp phần giảm lượng phát thải khí nhà kính.
Có như vậy, doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác thời điểm để sản xuất đúng loại hàng hóa và số lượng cần thiết, giao hàng đúng hạn, thực hiện quản lý tinh gọn TPS và sản xuất kịp thời JIT.
Các doanh nghiệp khi muốn cải tiến thường nhắm đến 3 mục tiêu: Giảm chi phí – Nâng cao chất lượng – Rút ngắn chu kỳ sản xuất. Mà chỉ số PQCDSM được phát triển dựa trên khái niệm quản lý tinh gọn TPS, chính là các yêu cầu mà các khách hàng quy mô tầm trung và lớn hiện nay đặt ra cho nhà máy, nhà cung cấp, bao gồm:
Bao gồm sản lượng, giá trị sản xuất, hiệu suất sử dụng thiết bị, tốc độ làm việc, v.v.
Bao gồm tỷ lệ sản phẩm tốt, số tiền phế phẩm, tỷ lệ hàng trả về, phàn nàn của khách hàng, v.v.
Bao gồm chi phí nhân sự, hiệu suất sử dụng nguyên liệu, các chi phí quản lý, v.v.
Bao gồm tỷ lệ giao hàng đúng hạn, tỷ lệ hoàn thành công việc đúng hạn, v.v.
Đảm bảo an toàn là tiền đề của hoạt động sản xuất, bao gồm các sự cố về an toàn lao động, mất trộm, thiên tai, v.v.
Tinh thần cao thấp ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và hiệu quả công việc, bao gồm tình hình tham gia công việc, tỷ lệ nghỉ việc, mức độ hài lòng của nhân viên, v.v.
Sáu chỉ số này không chỉ dùng để đánh giá bộ phận sản xuất mà còn cho tất cả các bộ phận khác, giúp các bộ phận hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong tương lai, quản lý doanh nghiệp sẽ tập trung vào khả năng cạnh tranh và hiệu quả thực thi, với ba yếu tố chính là: Nhân lực (HR), Thông tin (IT), và Quy trình (BPM). Việc thiết kế các quy trình thực hiện hợp lý sẽ giúp lưu giữ, truyền tải và sử dụng thông tin đúng cách với nhân lực phù hợp. Quan trọng nhất là phải thực hiện, nếu không thì mọi quy trình cũng chỉ là khẩu hiệu và không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Lời nhắn:
Vui lòng chọn nội dung phù hợp:
Please wait while processing